Bắt quả tang 22 nam nữ sử dụng ma túy trong quán karaoke 

Test nhanh khách và nhân viên, tiếp viên tại quán, kết quả có 22 người dương tính với ma túy tổng hợp, trong đó có 18 khách (16 nam và 2 nữ) 4 người là tiếp viên nữ.

Theo tin tức trên báo Công an nhân dân, Tuổi trẻ, vào ngày 29/3, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công an TP Đà Lạt kiểm tra hành chính quán karaoke SHU, đường Hoàng Diệu, TP Đà Lạt, phát hiện 22 người dương tính với chất ma túy.

Tại thời điểm đó, lực lượng công an phát hiện trong 2 phòng hát có 22 đối tượng (16 nam và 6 nữ) có biểu hiện sử dụng trái phép chất ma túy, ngoài ra còn có 4 nhân viên nam và 4 nữ tiếp viên đang phục vụ. Test nhanh khách và nhân viên, tiếp viên tại quán, kết quả có 22 người dương tính với ma túy tổng hợp, trong đó có 18 khách (16 nam và 2 nữ) 4 người là tiếp viên nữ.

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lâm Đồng đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với 22 đối tượng về hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ nhiều tang vật liên quan đến hành vi phạm tội của các đối tượng.

su-dung-ma-tuy-1711760738.jpg
22 nam nữ sử dụng ma túy trong quán karaoke. Ảnh Công an Nhân dân

Hành vi tổ chức sử dụng chất ma túy thì bị xử lý như thế nào?

- Căn cứ vào Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định về khái niệm tội phạm, phải xác định người đó có phải là tội phạm, phải xác định người đó có phải là tội phạm không; các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự và phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu  thành tội phạm (khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm). 

- Sau khi xác định người đó đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó: 

1) Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2) Nếu phạm tội trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 255 nêu trên thì người phạm tội còn bị phạt từ 07 năm đến 15 năm tù; 15 năm đến dưới 20 năm tù; 20 năm hoặc tù chung thân.

3) Ngoài ra theo quy định tại khoản 5 Điều này, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Đối với người phạm tội là mẹ đơn thân có con chưa đủ 36 tháng tuổi thì có được xét xử cho tại ngoại để được chăm con không?

- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về việc hoãn chấp hành phạt tù, nêu: “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi”.

Xem thêm: 5 chính sách có hiệu lực từ 1/4/2024, ai cũng cần nắm rõ

Minh Khuê (t/h)