Bé gái 12 tuổi suýt bị người đàn ông quen qua mạng đưa vào nhà nghỉ, thủ đoạn lừa quá tinh vi

"Tôi vừa ly hôn vì bất đồng quan điểm trong mối quan hệ với vợ nhưng không có nghĩa là không ai yêu con gái tôi. Làm sao có thể lừa con gái tôi vào khách sạn được? Con bé vẫn còn nhỏ và chưa trưởng thành" - ông bố tức giận nói.

Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông trên đường phố Tứ Xuyên (Trung Quốc) đưa một bé gái 12 tuổi vào nhà nghỉ và bị cha bé gái bắt gặp, "giáo dục" ngay trên phố đã gây xôn xao mạng xã hội.

Nguyên nhân của sự việc này là vào ngày 30 tháng 6, một cư dân mạng đã đăng tải video cho thấy một người đàn ông đang bị tác động vật lý bởi một người đàn ông khác. Xung quanh có rất nhiều người nhưng không ai can ngăn. Sau khi biết được toàn bộ sự việc, nhiều bậc phụ huynh rùng mình lo sợ.

Ngày 28 tháng 6, vụ việc xảy ra ở Mi Sơn, Tứ Xuyên. Người đàn ông vừa đánh vừa mắng "Con gái tôi mới 12 tuổi, sao anh dụ dỗ nó vào nhà nghỉ?".

Người đàn ông bị đánh không chống trả vì thừa nhận hành vi đáng xấu hổ và sai trái của mình. Anh tả chỉ dám ngụy biện nhỏ "Không, chỉ là hiểu lầm mà chú".

Song người đàn ông hung dữ kia tiếp tục đánh mạnh hơn.

Sau đó, câu chuyện được kể lại. Bé gái 12 tuổi có bố mẹ đã ly hôn tham gia vào một trang mạng trực tuyến để tìm bạn trò chuyện.

Cô bé bắt gặp một tài khoản có tên Meishan là nam. Cả hai trò chuyện với nhau nhiều ngày liên tiếp, không chỉ thế, người đàn ông này mỗi ngày còn đều đặn gửi cho bé gái 20 tệ (khoảng 73 nghìn đồng) để lấy sự tin tưởng của cô bé.

Sau khi đã dụ dỗ thành công, người đàn ông yêu cầu được gặp cô bé.

Tuy nhiên khi gặp gỡ, cô bé thấy đối phương đã lớn tuổi nên gọi điện cho bố đến đón.

Sau khi nhận được lời cầu cứu của con gái, người cha đã vội vã chạy đến thì phát hiện con gái mình suýt bị đối tượng đưa vào nhà nghỉ.

Người cha rất tức giận và mất kiểm soát nên đã đấm và đá người đàn ông ngã xuống đất nên mới xuất hiện cảnh tượng gây náo loạn đường phố ở phía trên.

"Tôi vừa ly hôn vì bất đồng quan điểm trong mối quan hệ với vợ nhưng không có nghĩa là không ai yêu con gái tôi. Làm sao có thể lừa con gái tôi vào khách sạn được? Con bé vẫn còn nhỏ và chưa trưởng thành" - ông bố tức giận nói với những người xung quanh.

Sau đó, cảnh sát đã điều tra và ra thông báo: Người đàn ông bị đánh tên là Kan, 38 tuổi, là một kẻ lang thang thất nghiệp đến từ Meishan.

Bé gái bị lừa tên là Tăng, 12 tuổi, đến từ Mi Sơn. Hai người gặp nhau trên một ứng dụng trò chuyện, sau khi tìm hiểu nhau, họ đã thêm nhau làm bạn bè trên mạng xã hội.

Hiện tại, Kan bị tạm giữ và đang được điều tra.

Trên thực tế, việc kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội trực tuyến là công cụ để dụ dỗ trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi dậy thì không còn là vấn đề mới mẻ. Song vẫn còn nhiều bậc phụ huynh lơ là, chưa thực sự đề cao cảnh giác, dẫn tới những hệ lụy đau lòng của con em mình.

Do đó, khi cho con sử dụng mạng xã hội, cha mẹ cần quản lý chặt chẽ:

1. Thiết lập quy tắc rõ ràng

Thời gian sử dụng: Cần xác định thời gian cụ thể mà trẻ được phép sử dụng mạng xã hội mỗi ngày. Điều này giúp hạn chế tình trạng nghiện mạng và đảm bảo trẻ có thời gian cho các hoạt động khác như học tập, thể thao, và giao tiếp trực tiếp.

Nội dung được phép: Cha mẹ nên cùng trẻ thảo luận về những loại nội dung mà trẻ được phép xem và tham gia. Điều này giúp trẻ hình thành ý thức tự bảo vệ mình trước những thông tin không lành mạnh.

2. Giám sát hoạt động trực tuyến

Theo dõi tài khoản: Khuyến khích trẻ kết bạn hoặc theo dõi những người có ảnh hưởng tích cực. Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ kết nối với mình trên các nền tảng mạng xã hội để dễ dàng theo dõi hoạt động của trẻ.

Sử dụng phần mềm giám sát: Có nhiều ứng dụng và phần mềm giúp theo dõi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội. Những công cụ này có thể giúp cha mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu trẻ có thể gặp nguy hiểm.

3. Giáo dục về an toàn mạng

Tổ chức buổi trò chuyện: Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với trẻ về những nguy cơ trên mạng xã hội, bao gồm việc bị dụ dỗ, lạm dụng thông tin cá nhân, và các hành vi không an toàn khác.

Dạy trẻ nhận diện nguy cơ: Hướng dẫn trẻ cách nhận biết những dấu hiệu của sự dụ dỗ trên mạng, như các liên kết đáng ngờ, lời mời kết bạn từ những người lạ, và các thông điệp đe dọa.

4. Khuyến khích giao tiếp

Tạo không gian thoải mái: Cha mẹ nên tạo một môi trường cởi mở, nơi trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những trải nghiệm của mình trên mạng xã hội. Điều này giúp trẻ không ngại ngần khi gặp phải những vấn đề khó khăn.

Khuyến khích hỏi ý kiến: Trẻ nên được khuyến khích hỏi ý kiến cha mẹ khi gặp phải những tình huống khó xử hoặc không chắc chắn trên mạng. Điều này giúp trẻ cảm thấy được hỗ trợ và không đơn độc.

5. Mẫu mực từ cha mẹ

Hành xử tích cực trên mạng: Cha mẹ nên là hình mẫu tốt cho trẻ bằng cách thể hiện hành vi tích cực khi sử dụng mạng xã hội. Trẻ sẽ dễ dàng học hỏi và áp dụng những gì cha mẹ làm.

Chia sẻ kinh nghiệm: Cha mẹ có thể chia sẻ những trải nghiệm cá nhân về việc sử dụng mạng xã hội, bao gồm cả những bài học từ những sai lầm trong quá khứ.

6. Thảo luận về quyền riêng tư

Giới thiệu về quyền riêng tư: Dạy trẻ về tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân và cách thiết lập quyền riêng tư trên các nền tảng mạng xã hội.

Khuyến khích cẩn trọng: Hướng dẫn trẻ không chia sẻ thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, hoặc hình ảnh riêng tư với người lạ.

7. Tham gia cùng trẻ

Sử dụng mạng xã hội cùng nhau: Cha mẹ có thể tham gia các hoạt động trực tuyến cùng trẻ, như chơi game, xem video, hoặc tham gia các nhóm chia sẻ sở thích. Điều này không chỉ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về những gì trẻ đang trải nghiệm mà còn tạo cơ hội để gắn kết gia đình.

Video: Phim hoạt hình dạy trẻ tránh bị xâm hại tình dục

CHI CHI