Trẻ nhỏ học hỏi và bắt chước những hành động của mọi người xung quanh rất nhanh dù chúng không thực sự hiểu hành động đó có nghĩa là gì.
Một bà mẹ người Trung Quốc đã chia sẻ trải nghiệm của bản thân mình khi con gái bất ngờ xin tiền mua kẹo chỉ vì nhìn thấy một nhóm các bạn nhỏ khác cầm tiền trong tay để tự vào siêu thị mua đồ.
Người mẹ này kể, khi dẫn con chơi trong sân chơi của khu chung cư, con gái chị bất ngờ thấy một nhóm các bạn nhỏ cầm tiền trong tay và vào cửa hàng để mua kẹo. Cô con gái của người mẹ cũng chạy đến xin mẹ tiền để mua kẹo như các bạn.
Ảnh minh họa
Người mẹ cho biết, ban đầu bà khá phân vân không biết có nên cho con hay không. Bởi khi trẻ con xin tiền, câu trả lời và thái độ của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến khái niệm về tiền bạc và thậm chí là quan điểm sống của chúng.
Một số phụ huynh sẽ kiên quyết từ chối và có thể mắng con mình rằng: "Con cứ bắt chước bạn xin tiền là sao, ở nhà mình có thiếu đồ ăn đâu mà tiêu tiền bừa bãi thế". Đứa trẻ có thể sẽ khóc hoặc thất vọng bỏ đi.
Song cũng có một số phụ huynh đáp ứng nhu cầu của con. Họ nghĩ rằng chỉ là một số tiền nhỏ không đáng là bao, con muốn là họ sẽ đưa để tránh làm đứa trẻ khóc.
Trên thực tế, không đúng khi trực tiếp cho, cũng không đúng khi trực tiếp từ chối.
Khi đứa trẻ xin tiền mẹ là con muốn dùng tiền để hòa nhập với những đứa trẻ khác. Đây là tâm lý bầy đàn điển hình. Nếu cha mẹ từ chối thẳng thừng, đứa trẻ sẽ cảm thấy bị cô lập và bất lực, mất mặt trước bạn bè.
Nếu cha mẹ đồng ý sợ sẽ làm hỏng con cái.
Do đó, cách tiếp cận thông minh của người mẹ này đã nhận được sự tán thưởng của mọi người.
Ảnh minh họa
Đầu tiên, hãy hỏi con lý do tại sao con lại muốn có tiền?
Vì trẻ đã nói, hãy cho trẻ cơ hội giải thích và xem trẻ có thể thuyết phục bạn cho tiền hay không.
Thế giới của trẻ cũng là một xã hội thu nhỏ với cuộc sống, suy nghĩ, đời sống xã hội và quan điểm riêng của trẻ. Chỉ cần trẻ có lý do và bằng chứng, thì có thể thỏa mãn trẻ.
Nếu con chỉ muốn chạy theo đám đông, bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này để thảo luận về quan điểm xã hội với con và cho con hiểu rằng không phải con làm những việc giống họ thì con sẽ được họ chấp nhận.
Sự nịnh nọt có chủ đích sẽ không mang lại cho con những người bạn thực sự. Chỉ bằng cách sống thật với chính mình, con mới có thể thu hút được những người bạn tốt có cùng sở thích.
Thứ hai, bồi dưỡng cho trẻ cái nhìn đúng đắn về tiền bạc
Nếu con bạn đã xin tiền thì đã đến lúc bạn phải hướng dẫn con phát triển quan điểm đúng đắn về tiền bạc. Ví dụ, bạn có thể cho con một ít tiền tiêu vặt mỗi tuần và để con tự do chi tiêu. Đó là tiền của con và con có thể tự quyết định.
Sau đó, bạn có thể quan sát hành vi chi tiêu của con và đưa ra hướng dẫn có mục tiêu.
Ảnh minh họa
Tình huống đầu tiên là trẻ mang toàn bộ tiền đến cửa hàng để mua đồ ăn vặt và tiêu hết. Tình huống thứ hai là trẻ dùng một phần tiền để mua những thứ không cần thiết. Tình huống thứ ba là trẻ bỏ toàn bộ tiền vào heo đất và không muốn tiêu.
Nếu trẻ tiêu hết tiền, trẻ chỉ có thể nhìn người khác tiêu tiền. Trẻ có thể học được cách tiết kiệm và không chi tiêu quá mức. Nếu trẻ tiêu tiền vào những thứ không quan trọng, khi trẻ thấy thứ mình thực sự thích và không có đủ tiền, trẻ có thể học được cách không mua nó một cách tùy tiện và tiêu tiền một cách khôn ngoan. Đừng mua những gì con muốn, chỉ mua những gì con cần.
Hãy cho con bạn cơ hội được mắc lỗi và để con tự đối diện, giải quyết với chúng khi con còn nhỏ. Bạn càng sớm dạy con cách nhìn nhận đúng đắn về tiền bạc, con sẽ càng sử dụng tiền một cách hợp lý trong tương lai và ít có khả năng trở thành người chi tiêu lãng phí.
Đồng thời, cha mẹ cũng có thể đưa con đi chợ, siêu thị khi mua đồ dùng và đồ nấu ăn, đồng thời dạy con cách so sánh giá cả, lập kế hoạch chi tiêu và học cách tiêu dùng thông minh, hợp lý và có lý trí trong cuộc sống thực.