Bé gái 5 tuổi bị ung thư máu, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân từ vật dụng quen thuộc

Bố mẹ cô bé 5 tuổi không tin rằng, đứa con gái 6 tuổi của hai người mắc ung thư bạch cầu vì nằm đệm hàng ngày.

Năm 2014, một bé gái 5 tuổi ở Quảng Đông (Trung Quốc) được chẩn đoán mắc ung thư bạch cầu cấp tính sau khi cô bé này ốm sốt liên tục và ho dai dẳng. Khi có kết quả, bố mẹ cháu bé rất hoang mang: "Đứa con từ trước đến nay khỏe mạnh, sao lại bị ung thư máu?".

Trong khi đó, một nhóm bệnh nhân khác ở Sơn Đông mắc chung một dấu hiệu như bé gái đó. Điều này khiến bác sĩ nghi ngờ: "Tại sao hai người sống ở hai nơi khác nhau mà lại có triệu chứng giống nhau? Nhất định phải dùng thứ gì đó giống nhau".

Sau đó, hai vợ chồng loại trừ tất cả những vật dụng trong nhà có thể gây bệnh, và cuối cùng đặt ra nghi vấn vào chiếc đệm ngủ. Vì vậy, một cơ quan kiểm tra có thẩm quyền đã được giao nhiệm vụ thẩm định nồng độ của forrmaldehyde trong phòng của con gái. Không thể tin nổi, kết quả giám định cho thấy, hàm lượng formaldehyde trong không khí là 0,329mg/m3, vượt rất nhiều so với giới hạn tiêu chuẩn loại I là 0,08mg/m3.

Bé gái 5 tuổi mắc ung thư máu vì ngủ trên tấm đệm có hàm lượng formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn. Ảnh minh họa

Sau khi có kết quả, hai vợ chồng đã kiện công ty sản xuất nệm ra tòa. Thẩm phán tuyên bố rằng chiếc đệm do công ty sản xuất có hàm lượng formaldehyde dư thừa nghiêm trọng, và yêu cầu công ty sản xuất giường phải chịu bồi thường gia đình họ hơn 600 triệu đồng.

Trước đó, gia đình 3 người ở Trung Quốc cũng đã bị ngộ độc formaldehyde qua đường hô hấp dẫn tới ho và dị ứng nặng ròng rã do tích trữ hàng chục nghìn cuốn sách trong nhà.

Formaldehyde là một loại khí có mùi hăng mạnh, không màu, thường có trong mực in bìa sách, tạp chí, các loại đồ gia dụng như thảm, đồ nhựa, vật liệu trang trí nhà, đệm mút, bọt biển,…

Theo Tổ chức Y tế thế giới hóa chất này nguy hiểm nhất với con người khi tiếp xúc qua đường hô hấp.

Khi bị ngộ độc formaldehyde, người bệnh có thể bị bỏng mũi, bỏng mắt, ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp gây hắt hơi, đau cổ, co rút thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi hoặc viêm da và dị ứng da.

Vậy nên chọn nệm như thế nào?

1. Sử dụng đệm cao su tự nhiên

Những loại nệm công nghiệp thường có chứa hóa chất độc hại và chất chống cháy mà phải mất nhiều năm mới bay hơi hết. Do đó hãy chọn đệm làm từ 100% cao su tự nhiên và mặt hàng nệm làm từ sợi len hữu cơ.

2. Ngửi mùi

Tấm đệm chứa hàm lượng formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn. Ảnh minh họa

Đệm kém chất lượng sẽ có mùi hắc do ô nhiễm formaldehyde, nếu chất liệu mềm không đủ tiêu chuẩn chất đầy vào đệm sẽ xảy ra nấm mốc, thối rữa, sinh ra nhiều vi khuẩn, đồng thời phát ra mùi khó chịu. Do đó, bạn nên mở bao bì của tấm nệm và dùng mũi ngửi thử.

Nếu được, bạn nên mở thử dây kéo bên hông đệm để kiểm tra kỹ chất liệu bên trong.

Đệm là đồ nội thất gần gũi với đường hô hấp và làn da của trẻ, được đặt trong không gian tương đối kín. Vì vậy cha mẹ phải cảnh giác và không bao giờ sử dụng đệm có quá nhiều formaldehyde, vì nếu tiếp xúc lâu dài sẽ dẫn tới những nguy hiểm khôn lường.