Bố chồng tuyên bố để lại mảnh đất 1000m2 cho tôi, tôi đáp lại một câu khiến ông tức nổ đom đóm mắt

Dù bố chồng có cho cả gia tài, tôi cũng không nhận.

Tôi xuất thân gia cảnh bình thường nhưng được gả cho một người đàn ông nhà có điều kiện. Chúng tôi quen nhau qua giới thiệu của người bạn, từ mối quan hệ người yêu đến vợ chồng chỉ cách nhau vỏn vẹn 5 tháng. Đến thời điểm hiện tại tôi và anh đã có một cô con gái 3 tuổi. Ban đầu, cả 2 rất hoà hợp nên tôi cứ nghĩ dù kết hôn nhanh chóng nhưng nếu là “chân ái” của đời nhau thì cũng không có gì hối tiếc cả.

Thế nhưng sau gần 4 năm, tôi và chồng dần xuất hiện những bất đồng, những khoảng trống không thể lấp đầy. Và rồi điều đó đã khiến mối quan hệ giữa cả 2 đi đến bờ vực của sự tan vỡ. Dẫu đã nhiều lần vì nhau, hơn hết và vì con gái mà cố gắng dung hòa nhưng cuối cùng mọi chuyện vẫn không đi đến kết quả như tôi mong muốn. Bây giờ, tôi và chồng đang làm thủ tục để ly hôn.

Ảnh minh hoạ

Vì con gái còn nhỏ nên tôi không sợ sẽ bị giành quyền nuôi con. Tôi tự tin đứa trẻ sẽ theo mẹ. Nhưng không ngờ là thế lực nhà chồng quá mạnh, họ đã tìm mọi cách để giành quyền nuôi dưỡng cháu nội. Suốt mấy tháng nay, chỉ vì “chiến đấu” với nhà chồng mà tôi rất vất vả. Tuy nhiên trời không phụ lòng người, tôi giành được lợi thế về chuyện này và dần đi đến phán quyết rõ ràng rằng con gái sẽ do mẹ nuôi dưỡng.

Biết khó có thể lật ngược tình thế, bố mẹ chồng tôi đã bàn với nhau kế sách gì đó và hôm nay, họ bất ngờ tuyên bố sẽ để lại cho tôi mảnh đất 1000m2. Dĩ nhiên không suy nghĩ nhiều, tôi thẳng thừng từ chối, nói một cách tự tin, “dù bố mẹ có đưa hết gia tài của mình thì kết quả vẫn sẽ như vậy, thế nên bố mẹ hãy chấp nhận điều đó đi, muốn tốt cho cháu thì hãy để đứa trẻ sống cùng mẹ”. Thấy tôi dứt khoát như thế, bố mẹ chồng tức nổ đom đóm mắt nhưng vẫn không thể làm gì được.

Họ cho rằng cứ có tiền, có điều kiện là sẽ nuôi dạy được một đứa trẻ tốt. Nhưng là một người mẹ, tôi không cho đó là lựa chọn phù hợp nhất trong hoàn cảnh này. Bố mẹ ly hôn đối với một đứa trẻ đã là sự thiệt thòi lớn, nếu còn bắt con rời xa mẹ ở giai đoạn mà con cần mẹ nhất thì quả thực là bất hạnh lớn nhất cuộc đời. 

Ảnh minh hoạ

Tôi thừa nhận về vật chất mình không dư dả giống như bố mẹ chồng đại gia, nhưng tôi vẫn có công việc ổn định và nguồn thu nhập đủ để hai mẹ con có được cuộc sống vừa vặn. Điều quan trọng là, tôi tự tin mình có thể dạy dỗ và nuôi nấng con trở thành một đứa trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc nhất, dẫu cho bố mẹ không còn sống bên cạnh nhau nữa.

Tâm sự từ độc giả baongoc…@gmail.com

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp các cặp vợ chồng lựa chọn cách nhẫn nhịn, chịu đựng cuộc hôn nhân không hạnh phúc vì muốn cho con một gia đình có trọn vẹn cả bố và mẹ. Thế nhưng theo nhiều nghiên cứu tâm lý, việc để trẻ trưởng thành trong một môi trường gia đình như thế thực sự không mang lại lợi ích nào cả.

Không khí gia đình luôn căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của trẻ. Khi bố mẹ để con chứng kiến những ​​xung đột gia đình, hay cảm nhận được sự nặng nề trong mối quan hệ giữa bố và mẹ, trẻ sẽ mất đi cảm giác an toàn, tác động đến khả năng hình thành mối quan hệ lành mạnh giữa con cái và bố mẹ hoặc các mối quan hệ xã hội khác, khiến cho quá trình trưởng thành của con không suôn sẻ theo chiều hướng tích cực.

Chính vì như thế mà đứng trước lựa chọn ly hôn, người lớn cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là những lưu ý bố mẹ cần biết khi quyết định ly hôn để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đối với con trẻ.

Không để con tổn thương sau khi bố mẹ ly hôn

Ly hôn là điều không ai mong muốn nhưng là kết quả tất yếu khi vợ chồng không còn tình cảm, và khó hoà hợp trong cuộc sống hàng ngày. Các bậc phụ huynh cần lưu ý tránh làm con tổn thương khi đưa ra quyết định trọng đại này.

Cố gắng giữ quá trình ly hôn diễn ra trong riêng tư

Điều này rất khó đối với những gia đình nổi tiếng. Dù vậy giữ quá trình ly hôn diễn ra trong riêng tư cho đến khi có phán quyết cuối cùng sẽ phần nào giảm bớt sự bàn tán và ý kiến trái chiều của những người xung quanh - điều có thể tác động đến tâm lý của trẻ.

Trong quá trình hoàn thành thủ tục, bố mẹ nên dành thời gian ở bên con, giải thích và chuẩn bị tinh thần để con thích ứng với cuộc sống không ở cùng bố hoặc mẹ trong tương lai. Hãy ưu tiên chăm lo sức khoẻ tinh thần và đồng hành cùng con trong khoảng thời gian này.

Không nói xấu người cũ

Đây là chìa khoá quan trọng trong mọi cuộc ly hôn văn minh. Trẻ sẽ cảm thấy bối rối và tổn thương khi bố hoặc mẹ bị nói xấu bởi chính người mình luôn thương yêu và tôn trọng.

Suy cho cùng, khi không còn chung sống, mọi cuộc cãi vã đều trở nên vô nghĩa. Vì vậy, giữ phép lịch sự tối thiểu và giữ hình ảnh đẹp cho nhau là điều tốt nhất mà các bậc phụ huynh dành tặng cho con cái.

Thoả thuận phân chia tài sản

Mâu thuẫn trong ly hôn phần nhiều đến từ thoả thuận phân chia tài sản. Hãy đảm bảo quá trình này diễn ra thuận tình hợp lý. Quan trọng hơn, thoả thuận cấp dưỡng cho con cũng cần được thảo luận rõ ràng, để tránh những kiện tụng trong tương lai.

Dành thời gian trò chuyện, tâm sự với con

Một giao tiếp hiệu quả giữa bố và mẹ là yếu tố quan trọng trong việc nuôi dưỡng con sau ly hôn. Dù có khác biệt và xung đột, việc trao đổi thông tin về con cái và thảo luận về quyết định quan trọng liên quan đến con cần được thực hiện một cách lịch sự và xây dựng. Giao tiếp tốt giữa hai bên giúp giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường tốt cho con cái.

Bố và mẹ cần tôn trọng quyền lợi và quyết định của con cái. Lắng nghe ý kiến của trẻ và cho phép bé tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý và tự tin trong việc đưa ra quyết định.

TRANG TRI