Chồng tha thiết mong có con nhưng vợ mãi chẳng "đậu", nhận đứa trẻ về nuôi mới bàng hoàng khi biết nguyên nhân

Tôi chẳng thể nào ngờ hóa ra tôi chính là quân cờ trong chiến lược của người đầu ấp tay gối mỗi đêm. Tôi sẽ không bao giờ biết được sự thật ấy nếu như không tình cờ cùng chồng ghé thăm một gia đình người bạn cũ.

Mỗi lần nhìn ngắm đứa con nuôi, nước mắt tôi cứ trào ra, khao khát có một đứa con ruột lại càng cháy bỏng hơn...

Ảnh minh họa

Tôi vốn là người ngoài Bắc vào trong Nam sinh sống, làm việc rồi gặp gỡ chồng hiện tại. Anh là người miền Tây nên vốn rất thật thà, chịu thương, chịu khó. Yêu mến tính cách ấy của chồng nên tôi đồng ý kết hôn chỉ sau 2 tháng tìm hiểu.

Ngày chúng tôi nên duyên vợ chồng, quãng đường nhà trai nhà gái xa xôi nên bên ngoại chỉ có vỏn vẹn 5 người vào chúc mừng, giục chúng tôi mau chóng có con có cái rồi ra Bắc làm lễ ăn mừng một thể.

Vậy nhưng mòn mỏi suốt 3 năm liền chúng tôi mãi chẳng có lộc về đường con cái. Chồng tôi luôn thổ lộ rằng anh là một người rất yêu con trẻ, mong ngóng có tiếng cười trẻ thơ trong nhà cho vui vẻ, rộn rã. Thương chồng nên tôi lại càng cố gắng hơn.

Xem thêm video: 3 kiểu phụ huynh dạy con thành công, tài giỏi

Chồng bận đi làm, tôi một mình lặn lội hết nơi này tới nơi khác, khám chữa bệnh rồi thuốc thang chịu khó uống. Thậm chí có những lần còn chịu đau khi ngã xe trên hành trình tìm con nhưng tôi giấu chồng vì sợ anh lo, lại không cho tôi đi kiếm con nữa.

Hai vợ chồng tôi đi khám sức khỏe mọi thứ đều tốt, không có vấn đề gì nhưng chẳng hiểu sao, bao nỗ lực cố gắng đều tuột mất.

Ảnh minh họa

Cuối cùng, chồng tôi nảy ra một ý tưởng:

- Hay là mình nhận tạm một đứa trẻ làm con nuôi đi em. Anh nghe người ta nói, mình làm phước thì lộc con cái của mình lại càng nhanh tới em ạ. Mình cứ nhận một đứa trẻ nào đó về nuôi, biết đâu em lại đậu thai tự nhiên. Lúc đó mình sẽ cố gắng nuôi cả hai đứa, càng vui cửa vui nhà em ạ.

Nghe lời chồng nói cũng lọt tai, tôi gật đầu đồng ý. Anh như được mở cờ trong bụng.

- Em yên tâm, việc này cứ để anh lo tất, em không phải vất vả đi tìm thuốc thang làm gì nữa. Chờ anh làm xong thủ tục, anh sẽ dẫn về cho em một đứa bé.

Đúng như lời anh hứa, chỉ tầm khoảng 1 tháng sau, anh dẫn về cho tôi một đứa trẻ 2 tuổi rất đáng yêu lại ngoan ngoãn. Vừa nhìn đứa trẻ tôi cũng lập tức có cảm tình. Thằng bé nhào luôn vào vòng tay tôi, để mặc cho tôi vuốt ve mái tóc, thơm cặp má phính. Anh kể:

- Bố mẹ thằng bé ly hôn mỗi người một ngả, có người còn ra nước ngoài nữa nên để lại thằng bé cho bà nuôi. Song bà thì đã già nên không đủ khả năng nuôi dưỡng. Vậy nên qua một người bạn, anh kết nối với bà để nhận bé về làm con nuôi. Anh cũng hứa với bà là thỉnh thoảng sẽ đưa thằng bé về thăm bà.

- Được chứ anh, chúng ta là bố mẹ nuôi nhưng dù sao, con cũng có quyền được biết gốc gác, cội nguồn của mình.

Ảnh minh họa

Vậy là tôi bắt đầu làm mẹ kể từ đấy. Tôi nuôi thằng bé suốt 3 năm trời bằng tất cả tình yêu thương của mình, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Thằng bé cũng ngoan ngoãn, gọi tôi là mẹ, gọi chồng tôi là bố. Chúng tôi như một gia đình thực thụ.

Thế nhưng thú thật trong lòng tôi vẫn chưa bao giờ nguôi khao khát có một đứa con ruột. Càng ngắm nhìn thằng bé, khao khát có con của tôi lại càng mãnh liệt hơn nhưng lại chẳng được. Chồng thường an ủi tôi là không được vội, kiểu gì mình cũng có lộc.

- Nếu không có con thì là ý trời em ạ. Dù sao chúng ta cũng đã có một đứa con rất tuyệt vời rồi đây.

Những lúc được chồng động viên, tôi lại xua tan nỗi lo.

Vậy nhưng tôi chẳng thể nào ngờ hóa ra tôi chính là quân cờ trong chiến lược của người đầu ấp tay gối mỗi đêm. Tôi sẽ không bao giờ biết được sự thật ấy nếu như không tình cờ cùng chồng ghé thăm một gia đình người bạn cũ.

Chồng của cô ấy lại chính là vị bác sĩ từng chữa bệnh cho chồng tôi. Ngay tại cuộc gặp gỡ ấy, họ không nói gì nhưng tôi cảm giác có điều gì đó không ổn. Đúng như dự đoán. Sau khi trở về nhà, tôi nhận được tin nhắn của cô bạn thân:

- Mình thực sự đã đắn đo rất nhiều trước khi quyết định nhắn tin này cho bạn nhưng bạn hãy xem lại đứa trẻ mà chồng bạn nhận về nuôi, chắc chắn có uẩn khúc đã khiến vợ chồng bạn mãi mà chẳng có con bởi chính chồng mình là người đã thực hiện ca thắt ống dẫn tinh cho chồng cậu từ nhiều năm về trước. Theo chồng mình nhớ không nhầm thì thời gian đó, các cậu chưa lấy nhau cũng chưa quen biết nhau.

Ảnh minh họa

Tôi sốc với những gì mình đọc được. Tôi quyết định hỏi thẳng anh và anh thú nhận, điều đó là thật. Anh kể, anh có một con trai với người yêu cũ. Tuy nhiên cô ấy đã bỏ đứa trẻ lại để đi theo người đàn ông giàu và sang nước ngoài sinh sống.

Anh vẫn còn nặng lòng với người cũ nên quyết định đón con trai về nuôi và sẽ không bao giờ sinh con nữa. Đứa trẻ mà chúng tôi nuôi chính là con ruột của anh và anh thực sự đã thắt ống dẫn tinh. Ngẫm lại mới thấy, quả thực tôi chưa bao giờ nhìn bệnh án của chồng, chỉ qua lời của chồng thì biết được sức khỏe của anh bình thường. Nào có ai ngờ....

Sau khi mọi việc vỡ lở, chồng cầu xin tôi:

- Em không có công sinh nhưng công nuôi dưỡng đứa trẻ là ở hết em. Em hãy coi con anh cũng như con ruột của chính bản thân mình được không? Bao năm qua nuôi dưỡng thằng bé, anh tin em là một người mẹ tuyệt vời. Vậy nên từ giờ, em hãy tiếp tục là mẹ của đứa trẻ và giấu kín chuyện này với con. Anh lo sợ đứa trẻ lớn lên mà không có mẹ, càng lo sợ khi nó biết được em không phải là mẹ ruột của nó.

- Vậy anh có nghĩ cho cảm nhận của tôi không? Sao anh không nói với tôi ngay từ đầu, anh không có ý định có con với tôi thì anh lấy tôi để làm gì? Anh thắt ống dẫn tinh rồi thì anh còn giả vờ tha thiết mong có con với tôi để làm gì? Tôi không trách đứa trẻ kia, người tôi hận là anh.

Quả đúng như thế, tôi trân trọng mối duyên mẹ con giữa tôi và đứa trẻ, liệu điều này có thể giúp tôi vơi bớt sự hận thù dành cho chồng và có thể yêu thương đứa trẻ ấy như con ruột của mình suốt đời?

Tâm sự từ độc giả haivy...

Khi chồng có con riêng và quyết định mang về nuôi, điều này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cảm xúc và suy nghĩ cho người vợ. Việc có nên yêu thương đứa trẻ đó như con ruột hay không là một câu hỏi phức tạp và cần được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau.

1. Tình cảm và trách nhiệm

Đầu tiên, tình cảm là một yếu tố rất quan trọng. Đứa trẻ đó không có lỗi trong hoàn cảnh của mình và có thể đang trải qua nhiều khó khăn, cảm giác thiếu thốn tình cảm và sự chấp nhận. Nếu bạn có thể mở lòng và yêu thương đứa trẻ, bạn không chỉ giúp nó cảm thấy được chấp nhận mà còn xây dựng một môi trường gia đình ấm áp hơn.

2. Vai trò của người mẹ kế

Người mẹ kế thường đối diện với nhiều áp lực, từ việc cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con riêng của chồng cho đến việc duy trì sự hài hòa trong gia đình. Nếu bạn chọn yêu thương đứa trẻ, bạn có thể trở thành một hình mẫu tích cực, một người bạn đồng hành trong cuộc sống của nó. Điều này không chỉ ảnh hưởng tích cực đến đứa trẻ mà còn giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong vai trò của mình.

3. Rào cản tâm lý

Tuy nhiên, yêu thương một đứa trẻ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Có thể bạn sẽ gặp phải những rào cản tâm lý, như cảm giác ghen tỵ hay lo lắng rằng chồng bạn sẽ dành nhiều tình cảm cho con riêng hơn cho bạn hoặc các con chung. Những cảm xúc này hoàn toàn bình thường, nhưng bạn cần phải đối mặt và giải quyết chúng để có thể tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp hơn.

4. Giao tiếp với chồng

Giao tiếp là chìa khóa. Hãy thảo luận với chồng về cảm xúc của bạn và cách bạn có thể hỗ trợ nhau trong việc nuôi dạy đứa trẻ. Điều này giúp cả hai hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mỗi người, đồng thời tạo ra một nền tảng vững chắc cho gia đình.

5. Tình yêu không có giới hạn

Cuối cùng, tình yêu không có giới hạn. Nếu bạn có thể yêu thương đứa trẻ như con ruột, bạn sẽ không chỉ làm cho cuộc sống của nó tốt đẹp hơn mà còn tạo ra một gia đình hạnh phúc và đoàn kết. Hãy nhớ rằng, tình yêu và sự chấp nhận là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần, và bạn có thể là người mang lại điều đó cho nó.

Tóm lại, việc yêu thương con riêng của chồng như con ruột là một quyết định cá nhân và cần được xem xét kỹ lưỡng. Nếu bạn có thể mở lòng và chấp nhận đứa trẻ, bạn sẽ tạo ra một môi trường gia đình tràn đầy tình yêu thương và sự hỗ trợ. Điều này không chỉ có lợi cho đứa trẻ mà còn cho chính bạn và cả gia đình.

CHI CHI