CMND xóa sổ sau 31/12/2024, người dân sẽ bị mất tiền oan nếu bỏ qua thông tin quan trọng này

Sau ngày 31/12/2024, CMND chính thức hết hiệu lực, 1 điều người dân cần làm ngay kẻo bị mất tiền oan. 

Kể từ ngày 1/1/2025, Chứng minh nhân dân (CMND) sẽ chính thức hết hiệu lực. Theo Luật Căn cước 2023, CMND vẫn còn hạn sử dụng đến sau 31/12/2024 sẽ chỉ còn giá trị đến hết ngày 31/12/2024. Tất cả thông tin từ chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân (CCCD) đã phát hành, sẽ tiếp tục được công nhận mà không cần thay đổi, theo quy định của cơ quan nhà nước.

Từ ngày 1/1/2025, công dân chỉ được phép sử dụng CCCD mã vạch, CCCD gắn chip còn hạn, và thẻ Căn cước là những phương tiện chính thức để chứng minh nhân thân.

Đặc biệt, những CMND hết hạn từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 sẽ được gia hạn giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024, nhằm đảm bảo quá trình chuyển đổi mượt mà cho tất cả công dân.

Luật mới định nghĩa rõ ràng về Căn cước và Thẻ Căn cước, với việc bắt đầu cấp mới thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024, hứa hẹn mang lại một giấy tờ tùy thân hiện đại, tích hợp nhiều thông tin và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

cmnd-bi-xoa-so-2-1710731814.jpg
CMND chính thức hết hiệu lực sau ngày 31/12/2024. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, một điểm lưu ý quan trọng là việc không nộp lại CMND khi đổi sang thẻ Căn cước có thể khiến công dân phải đối mặt với mức phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Với việc Luật Căn cước bắt đầu có hiệu lực, một nghị định mới sẽ được ban hành để hướng dẫn cụ thể các quy định này, nhưng một điều rõ ràng là công dân cần nhanh chóng cập nhật thông tin và hành động để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh mất tiền oan.

Đây là bước tiến quan trọng trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và tăng cường an ninh quốc gia, đồng thời đánh dấu bước ngoặt trong việc quản lý dân cư hiệu quả hơn trong thời đại số.

Những trường hợp phải đổi thẻ căn cước

Công dân đủ 14 tuổi chưa từng được cấp thẻ căn cước, thẻ CCCD; công dân đã có thẻ CCCD nhưng hết thời hạn sử dụng.

Trường hợp công dân dưới 14 tuổi, công dân có thẻ CCCD còn thời hạn sử dụng được cấp thẻ căn cước khi công dân đó có nhu cầu.

- Thu nhận thông tin về mống mắt giúp việc xác thực cá nhân bảo đảm tính chính xác cao

Luật Căn cước quy định khi công dân làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước thì cơ quan quản lý căn cước tiến hành thu nhận thông tin về mống mắt của công dân. Việc thu nhận thông tin về mống mắt giúp nhanh chóng cung cấp thông tin để xác thực cá nhân với độ chính xác cao qua các thiết bị không yêu cầu tiếp xúc vật lý.

cmnd-bi-xoa-so-1-1710731814.jpg
Một số thay đổi khi đổi sang thẻ căn cước. Ảnh minh họa

Một số thay đổi trên thẻ căn cước mới

Về hình dáng và kích thước của thẻ căn cước cơ bản vẫn giống như CCCD hiện nay. Tuy nhiên, nhiều thông tin thể hiện trên mặt CCCD sẽ có những thay đổi theo quy định của Luật Căn cước.

Trên nền mặt trước của mẫu, chữ CCCD sẽ chuyển thành căn cước; số sẽ chuyển thành số định danh cá nhân.

Quê quán chuyển thành nơi đăng ký khai sinh; nơi thường trú chuyển thành nơi cư trú. Hai mục này sẽ nằm ở mặt sau của thẻ căn cước thay vì mặt trước như hiện nay.

Mã QR cũng chuyển về mặt sau của thẻ căn cước. Thông tin trong mã QR gồm: Họ, chữ đệm và tên; số định danh cá nhân của chủ hộ, cha, mẹ, vợ, chồng, con; số CMND 9 số của người được cấp thẻ (nếu có); số định danh cá nhân đã hủy (nếu có).

Chữ ký của cơ quan cấp thẻ cũng đổi từ cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thành Bộ Công an.

Các thông tin về đặc điểm nhân dạng, vân tay của ngón trỏ trái và phải cũng không còn thể hiện trên thẻ căn cước…

Bộ phận lưu trữ thông tin là mã QR và chip điện tử được gắn ở mặt sau thẻ căn cước. Các thông tin lưu trữ trong chip điện tử của thẻ căn cước được mã hóa bằng phương pháp sử dụng thuật toán và tham số mật mã.

Xem thêm: Bộ Công an thông tin chi tiết về việc cấp, đổi thẻ căn cước mới có hiệu lực từ 1/7