Cô gái 29 tuổi vốn khỏe mạnh bỗng phát hiện ung thư vú, bác sĩ BV Bạch Mai cảnh báo điều quan trọng này

CTV
Nghĩ mình còn trẻ nên không đi kiểm tra, đến khi vào viện, Thanh được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn 2.

Hoàng Thị Thanh (29 tuổi, ở Hà Nội) vốn khỏe mạnh, ít ốm vặt nên không thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. Gần đây, Thanh phát hiện mình có khối di chuyển ở ngực trái ngày càng to nên đến viện thăm khám. Qua kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán, Thanh bị ung thư vú giai đoạn 2. Nghe kết luận, cô gái choáng váng. “Tôi tưởng bệnh chỉ gặp ở người già, tôi còn trẻ khỏe thế này mà đã mắc bệnh ung thư sao?”, Thanh đặt câu hỏi.

ThS.BS Lê Văn Long, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân vào khám vì có khối u vú bên trái, sau khi sinh thiết kết quả chẩn đoán bị ung thư vú. “May mắn lớn nhất của bệnh nhân là phát hiện ở giai đoạn 2, đây là giai đoạn sớm của ung thư vú”, bác sĩ Long cho hay. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất phẫu thuật tạo hình thẩm mĩ, đồng thời sử dụng các biện pháp điều trị thuốc đích cho bệnh nhân.

Theo bác sĩ Long, đây là phương pháp điều trị ung thư vú tiên tiến nhất hiện nay, khi bệnh nhân được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú, vét hạch nách. Sau đó, người bệnh được phẫu thuật tạo hình lại vú trái bằng vạt DIEP (lấy toàn bộ tổ chức da và mỡ thừa ở vùng bụng) để che lấp lại vùng khuyết hổng ở tuyến vú đã phẫu thuật. “Bên vú đã phẫu thuật sau khi tạo hình rất cân đối và có thể đạt tới 90% so với bên vú còn lại. Hiện nay, tình trạng bệnh nhân ổn định, gần như khỏi bệnh hoàn toàn”, bác sĩ Long chia sẻ.

Bác sĩ Long thăm khám cho bệnh nhân mắc ung thư vú tại Trung tâm Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: BSCC. 

Bác sĩ Long cho biết thêm, với phương pháp điều trị trên, vú sau khi tạo hình sẽ là tổ chức thật của người bệnh. Hơn nữa, việc lấy phần da, mỡ thừa ở thành bụng của bệnh nhân, rồi tái tạo lại sẽ giúp vùng bụng thẩm mĩ hơn, như vậy người bệnh vừa điều trị khỏi bệnh, vừa bảo đảm tính thẩm mỹ.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Long khuyến cáo, để phòng tránh ung thư vú, việc khám sàng lọc rất quan trọng. Hiện nay tỉ lệ khám sức khỏe định kỳ ở Việt Nam khá thấp, đặc biệt ở người trẻ vì họ chủ quan cho rằng mình sẽ không bị ung thư vú. Tuy nhiên, thống kê cho thấy tỉ lệ bệnh nhân ung thư vú có xu hướng trẻ hóa, có trường hợp ngoài 20 tuổi đã mắc bệnh.

Nếu phát hiện sớm, tỉ lệ điều trị khỏi của ung thư vú có thể đạt hơn 90%, thậm chí lên tới 98%. Trong khi đó, với nhóm bệnh nhân phát hiện giai đoạn muộn, tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt dưới 20%. Với bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn thì chi phí điều trị sẽ tốn kém hơn rất nhiều, bệnh nhân sẽ không thể sử dụng những phương pháp điều trị ở giai đoạn sớm mang tính chữa khỏi, mà chỉ điều trị với mục tiêu có thể kéo dài thời gian cho người bệnh.

Bác sĩ Long cho rằng, việc tầm soát ung thư vú không hề phức tạp, chỉ cần làm những xét nghiệm đơn giản như siêu âm, hoặc tự thăm khám vú cho bản thân. Nếu thấy u, cục bất thường, cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và phát hiện sớm.

Các bước tự thăm khám vú bao gồm: