Công nhân bị sếp sa thải kèm hình kéo cắt cổ: Giám đốc viết thư xin lỗi

Giám đốc Công ty Iiyama Seiki Việt Nam vừa có thư xin lỗi gửi tới toàn thể người lao động công ty sau vụ "bê" thông báo sa thải người lao động kèm hình ảnh kéo cắt cổ.

Liên quan đến vụ công nhân sau khi xin nghỉ việc bị giám đốc Công ty Công ty TNHH II YAMA SEIKI Việt Nam (Seiki Việt Nam) "bêu" thông báo sa thải kèm hình ảnh kéo cắt cổ khiến dư luận dậy sóng, chiều ngày 27/9, giám đốc công ty này đã có thư xin lỗi tới toàn thể người lao động.

giam doc cong ty sa thai cong nhan kem hinh anh keo cat co dspl              Văn bản thông báo sa thải công nhân kèm theo hình ảnh gây phẫn nộ trong dư luận.

Trong thư, Yoshiharu Jin- Giám đốc Công ty Seiki Việt Nam xin lỗi và nói hối hận về hành động thô lỗ của mình, hứa sẽ không lặp lại lần thứ hai.

Giám đốc người Nhật cam kết không tái diễn những hành động nêu trên và "sẽ trở thành một người quản lý tốt, luôn bàn bạc với chủ tịch công đoàn và lắng nghe ý kiến của người lao động để xây dựng công ty phát triển, môi trường làm việc vui vẻ".

Theo đại diện Công đoàn Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, hành vi của ông Yoshiharu "bắt nguồn từ việc công nhân vi phạm nội quy về việc sử dụng điện thoại".

Trước đó, mạng xã hội lan truyền câu chuyện một Giám công ty ở Hải Phòng đã dán văn bản công khai sa thải nhân viên kèm theo hình ảnh người bị kéo cắt cổ khiến thu hút đông đảo sự bức xúc trong dư luận.

Cụ thể, hai công nhân của Công ty Seiki Việt Nam (trong khu công nghiệp VSIP ở huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng), xin nghỉ việc từ 23/8. Công ty đồng ý cho nghỉ vào 24/9.

Tuy nhiên, đến chiều 23/9, ông Yoshiharu ký thông báo đã sa thải hai người này với lý do "điều kiện lao động cực kém, không có triển vọng cải thiện, không hoàn thành trách nhiệm công việc của người lao động được quy định trong nội quy".

Điều gây bức xúc trong dư luận là hình minh họa cho thông báo là một người bị cây kéo cắt ngang cổ.

Ngoài ra, nhiều công nhân Công ty Iiyama Seiki còn cho biết, giám đốc người nước ngoài thường tự ý vào phòng nghỉ của công nhân và chụp ảnh vệ sinh của công nhân gửi lên các nhóm nội bộ, gây mất giấc ngủ và quyền riêng tư của công nhân. Nhóm viết đơn cho rằng, giám đốc đã chèn ép, đối xử không đúng pháp luật Việt Nam với công nhân.