Cuộc sống bỉm sữa của cặp vợ chồng từng sinh thêm con ở tuổi U70

Người đàn ông tự nhận là cha của đứa trẻ nhưng không ai tin.

Sự cách biệt tuổi tác quá lớn giữa cha mẹ và con cái không chỉ đem lại nhiều bất lợi trong cuộc sống của trẻ mà còn ảnh hưởng tới quan điểm giáo dục và tương lai của con. Chính vì thế, bậc cha mẹ đã ở tuổi U60, U70 cần cân nhắc thật kĩ càng trước khi quyết định có con.

Mới đây, một câu chuyện khá thú vị xảy ra trước cổng trường mẫu giáo ở Trung Quốc khiến cư dân mạng xôn xao.

Theo đó, một ông lão khoảng ngoài 70 tuổi đã tiếp cận một đứa trẻ và có ý định đưa bé đi. Điều đáng nói là em bé này lại khóc.

Chính vì thế, không ít người đã hỏi han tình hình thì ông lão cho biết, ông là cha của em bé và đang đón con tan học.

Tuy nhiên, nhìn ông lão đã già, không ai tin ông lại là cha của một đứa trẻ mầm non. Chính vì thế, họ nghi ngờ về danh tính của ông, thậm chí còn sợ ông là một kẻ bắt cóc trẻ em. Khi thân phận thật sự của ông lão được chia sẻ, không ít người sửng sốt.

Bởi ông lão và đứa trẻ quả thực là mối quan hệ cha con. Ông chính là ông Hoàng (nay gần 75 tuổi) - người từng gây xôn xao mạng xã hội cách đây vài năm khi chia sẻ câu chuyện gia đình rằng ông và vợ - bà Điền (nay 73 tuổi) bất ngờ có con tự nhiên khi đã ở tuổi U70.

Và đứa trẻ ấy chính là em bé hiện tại - Tianci (có nghĩa là món quà từ thiên đường, sinh năm 2020). Trước đó, cặp vợ chồng này đã có con gái lớn đã 45 tuổi, con trai 43 tuổi, cháu gái lớn nhất cũng đã 18 tuổi.

Được biết, vợ chồng ông Hoàng cũng vô cùng bất ngờ khi ở tuổi U70 lại bất ngờ có con do bà Điền có kinh nguyệt trở lại sau khi điều trị bệnh nhồi máu não. Các con cháu của ông bà không đồng ý cha mẹ sinh đứa trẻ này ra vì họ lo lắng cho cuộc sống bỉm sữa sau này và cũng là tương lai của đứa bé.

Tuy nhiên, vợ chồng ông Hoàng vẫn quyết sinh Tianci vào năm 2020.

"Vợ mang thai và sinh con là việc riêng của 2 chúng tôi. Các con không thể kiểm soát được. Về sau, chúng dần hiểu ra nên thường xuyên tới thăm", ông Hoàng chia sẻ.

Được biết, vợ chồng ông Hoàng trước đó đã nghỉ hưu nhưng sau khi sinh con, ông đã đi làm luật sư trở lại để kiếm tiền lo cho cuộc sống của con.

Cuộc sống cứ êm đềm trôi qua cho đến một ngày, bà Điền bất ngờ gặp biến cố tai nạn giao thông, phải ngồi xe lăn và mất khả năng tự chăm sóc. Chính vì thế, gánh nặng chăm sóc dồn lên vai ông Hoàng nay đã gần 75 tuổi.

"Tôi thường chăm sóc con một mình. Con tôi rất ngoan, đã biết học giặt quần áo và giúp việc nhà" - ông lão cho biết.

Đứa trẻ mới đi học mẫu giáo, ít có thời gian gần gũi bố nên mới có cảnh khóc trước cổng trường khi được bố đón.

Một ngày của ông Hoàng đều xoay quanh Tianci. Ông thức dậy và chuẩn bị bữa sáng cho con lúc 7h. Sau khi cho con đi học, ông Hoàng đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, làm việc và cùng vợ tắm nắng.

Chiều đến, ông đón con tan học rồi về nhà chuẩn bị bữa tối. Kênh mạng xã hội của ông Hoàng chia sẻ đều đặn lịch trình sinh hoạt mỗi ngày của hai ông bà bên cạnh con, được rất nhiều người quan tâm.

Nhiều người lo ngại cho tương lai của Tianci khi bố đã già, mẹ lại không thể chăm sóc cho cô bé. Tuy nhiên, vợ chồng ông Hoàng cũng cho biết, cả hai đã chuẩn bị cho tương lai của con. Họ tiết kiệm tiền, mua bảo hiểm và lên kế hoạch dạy bé tự lập, từ nấu ăn đến làm việc nhà khi con lên 8 tuổi.

Trong trường hợp xấu nhất, nếu cả hai không còn, họ sẽ gửi con đến sống với một gia đình hiếm muộn đã sẵn sàng nhận nuôi.

Trên thực tế, con là món quà tuyệt vời nhất mà Thượng Đế ban tặng cho mỗi cặp cha mẹ. Chính vì thế, không ai có thể từ chối niềm hạnh phúc vô giá đó. Tuy nhiên, khi quyết định sinh đứa trẻ ra, nhất là khi đã ở tuổi "xế chiều", các bậc cha mẹ cần có cái nhìn sâu rộng và nỗ lực hết mình để cho con một cuộc sống thật tốt.

1. Sức khỏe và thể lực

Khi nuôi con nhỏ, sức khỏe là yếu tố hàng đầu. Cặp vợ chồng cần duy trì sức khỏe tốt bằng cách khám sức khỏe định kỳ. Cần chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga để cải thiện sức bền và linh hoạt. Những hoạt động này không chỉ giúp cải thiện thể lực mà còn ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng.

2. Lập kế hoạch tài chính

Nuôi con nhỏ đòi hỏi một khoản chi phí lớn. Cặp vợ chồng cần lập kế hoạch tài chính rõ ràng, dự kiến các khoản chi cho chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, đồ dùng trẻ em, giáo dục và các hoạt động giải trí. Việc có một quỹ dự phòng sẽ giúp giảm bớt áp lực tài chính trong những tình huống bất ngờ.

3. Môi trường sống an toàn

Cần đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn là một nơi an toàn cho trẻ nhỏ. Điều này bao gồm việc kiểm tra các đồ vật sắc nhọn, hóa chất độc hại và các thiết bị điện. Tạo ra một không gian vui chơi an toàn với các đồ chơi phù hợp và không có nguy hiểm sẽ giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.

4. Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Có sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè là rất quan trọng. Cặp vợ chồng nên thảo luận về những khó khăn và nhu cầu của họ với gia đình. Sự hỗ trợ này có thể đến từ việc chăm sóc trẻ trong những lúc cần thiết, giúp đỡ trong công việc nhà hoặc đơn giản chỉ là có một người để trò chuyện.

5. Tâm lý và cảm xúc

Nuôi một đứa trẻ ở tuổi đã cao có thể tạo ra nhiều áp lực tâm lý. Cặp vợ chồng cần chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi lớn trong cuộc sống và cách nuôi dạy con cái. Việc tham gia các khóa học hoặc hội thảo về nuôi dạy trẻ sẽ giúp trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết.

6. Giáo dục và phát triển trẻ

Cần có sự chuẩn bị về giáo dục và phát triển của trẻ. Cặp vợ chồng nên tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của trẻ và cách tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ học hỏi và khám phá thế giới. Việc đọc sách, chơi trò chơi giáo dục và tham gia các hoạt động tương tác sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.

7. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Đảm bảo rằng trẻ được chăm sóc sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để tiêm chủng đầy đủ và kiểm tra sức khỏe. Cặp vợ chồng cũng nên tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ ở từng giai đoạn phát triển và cách tạo thói quen ăn uống lành mạnh.

8. Thời gian và sự kiên nhẫn

Nuôi dạy trẻ nhỏ cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Cặp vợ chồng cần chuẩn bị tâm lý cho việc dành nhiều thời gian cho trẻ, từ việc chơi đùa đến việc giải quyết các vấn đề hàng ngày. Điều này có thể đòi hỏi sự điều chỉnh trong thói quen sinh hoạt của cả hai.

9. Kết nối với cộng đồng

Tham gia vào các nhóm hỗ trợ hoặc cộng đồng nuôi dạy trẻ sẽ giúp cặp vợ chồng cảm thấy không đơn độc trong hành trình này. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi từ những người khác và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

CHI CHI