Dùng kỹ thuật ECMO cứu thành công thai phụ mắc Covid-19 nặng, bị bão cytokines tấn công

Bệnh viên đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu thành công một sản phủ mặc Covid-19 nặng bị bão cytokines tấn công.

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn thông tin chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc bệnh viên đa khoa (BVĐK) Trung ương Cần Thơ, cho biết Trung tâm Hồi sức Quốc gia điều trị Covid-19 thuộc BVĐK Trung ương Cần Thơ đã cứu sống một sản phụ lao màng phổi nhiễm Covid-19.

Bệnh nhân là chị N.T.C.R, (28 tuổi, địa chỉ ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) được tuyến dưới chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực Quốc gia điều trị Covid-19 vào ngày 1/9/2021. Chị R khi đó nhập viện trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, khó thở, phải hỗ trợ bóp bóng qua nội khí quản do bị nhiễm SARS-CoV-2 khi đang mang thai tuần thứ 20.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng biến chứng suy đa cơ quan, viêm phổi nặng do SARS-CoV-2, có lao màng phổi và mang thai ở tuần thứ 20. 

dung ky thuat ecmo cuu thanh cong thai phu mac covid 19 nang bi bao cytokines tan cong 01

Các bác sĩ tiến hành đặt máy ECMO cho chị R. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Sau khi hội chẩn thống nhất hướng điều trị, các bác sĩ tiến hành lọc máu liên tục sử dụng quả lọc hấp phụ cytokines nhiều đợt kèm với điều trị hồi sức tích cực theo phác đồ của bộ Y tế.

Tuy nhiên, bệnh lý của bệnh nhân diễn tiến phức tạp, đặc biệt tình trạng suy hô hấp cấp của bệnh nhân ngày càng nặng khiến bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Hai ngày sau, chị R hôn mê, tụt huyết áp, phổi tổn thương nặng vì sốc nhiễm trùng, biến chứng suy đa cơ quan. Bác sĩ chỉ định áp dụng kỹ thuật ECMO với hy vọng cứu sống cả mẹ và con. Tuy nhiên, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 nặng ảnh hưởng đến hô hấp nên các bác sĩ buộc phải chấm dứt thai kỳ với sự đồng thuận từ phía gia đình.

Theo tờ Lao đông, xuyên suốt 15 ngày sau đó, tính mạng chị R phụ thuộc hoàn toàn vào sự hoạt động của máy ECMO và các phương pháp hồi sức tích cực kèm theo.

Kèm theo đó, bệnh nhân được sử dụng thuốc an thần, giãn cơ liều cao với tình trạng phổi của bệnh nhân gần như đông đặc hoàn toàn và phải can thiệp lọc máu hấp phụ rất nhiều đợt, nhằm làm giảm mức độ bệnh nặng cũng như nâng cao khả năng cứu sống bệnh nhân.

Đến ngày thứ 15 chạy ECMO, bệnh nhân dần tỉnh táo, nghe và hiểu được người xung quanh, sinh hiệu ổn định, phổi nở tốt hơn, các thông số hỗ trợ của máy thở cũng giảm dần, bệnh nhân được điều trị lao màng phổi theo phác đồ…. Bệnh nhân sau đó đã cai ECMO thành công.

Hiện tại sau hơn 1 tháng điều trị tích cực, chị R đã ngưng thở máy, ngưng thở oxy, tổng trạng khá, kết quả xét nghiệm sinh học phân tử RT-PCR khẳng định âm tính với SARS-CoV-2 và đủ tiêu chuẩn ra viện.

dung ky thuat ecmo cuu thanh cong thai phu mac covid 19 nang bi bao cytokines tan cong 02

Chị R hiện đã tỉnh táo và đủ tiêu chuẩn ra viện. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Theo tạp chí Tri thức trực tuyến, BSCK2 Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc của bệnh viên, cho biết, chị R là ca bệnh hiếm gặp vì đồng nhiễm Covid-19 với lao màng phổi ở phụ nữ có thai. Đây là yếu tố tiên lượng xấu, làm tăng tỷ lệ tử vong.

ECMO là kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, hiện đại, khó thực hiện, được ví như cứu cánh cuối cùng cho những ca bệnh nặng, trong đó có nhiễm Covid-19 nguy kịch.

“Việc ứng dụng kỹ thuật ECMO cứu sống nhiều bệnh nhân Covid-19 nguy kịch tại BVĐKTWCT có ý nghĩa lớn vì không chỉ cứu sống người bệnh trong cuộc chiến khốc liệt với dịch bệnh mà còn là nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ của đơn vị. Chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị cho người dân miền Tây”,  bác sĩ Phạm Thanh Phong cho hay.

Hoa Vũ (T/h) - Người Đưa Tin