Sau khi kết thúc một năm học ở trường, kỳ nghỉ hè của trẻ thường khá dài. Nhiều bậc phụ huynh gửi con về quê sống cùng ông bà vì phải đi làm, không có nhiều thời gian trông bọn nhỏ. Những đứa trẻ đã sống ở thành phố từ nhỏ, và khi về quê, chúng rất hay tò mò về nhiều thứ mình thấy. Đây vừa là điều tốt, nhưng trong một số tình huống lại có thể đẩy đứa trẻ vào nguy hiểm.
Giống như trường hợp của một cậu bé tiểu học ở Tự Cống, Tứ Xuyên. Nhóc tỳ được mẹ gửi về quê chơi với ông bà nội. Một ngày nọ, trong lúc ông bà không chú ý, cậu bé đã ra vườn sau hè chơi rồi phát hiện có một tổ ong. Vì tò mò, nhóc tỳ bèn tìm cành lá chuối gần đó để chọc vào tổ ong.
Hành động này đã dẫn đến hậu quả không thể lường. Lũ ong bay ra khỏi tổ và đuổi theo đốt cậu, chẳng mấy chốc mặt bên phải của cậu sưng vù. Sưng đến nỗi cậu không thể mở mắt, da mặt chảy xệ xuống, hoàn toàn biến dạng.
Đúng lúc mẹ về quê đón cậu lên lại phố, thấy diện mạo của con trai liền khiếp sợ, ngay lập tức đưa cậu đến bệnh viện chữa trị. Nhìn vẻ mặt con trai, người mẹ vừa tức giận vừa buồn cười. Mặc dù sót con, nhưng trẻ em nghịch ngợm là bản năng và dĩ nhiên ông bố không thể nào quản được cháu mọi lúc mọi nơi.
Trên thực tế, mùa hè có rất nhiều côn trùng và tỷ lệ trẻ em gặp nạn với loại vật này không hiếm, ngược lại còn khá thường xuyên. Vậy, cha mẹ nên làm gì nếu con bị ong đốt khi đưa bé ra ngoài chơi? Các bác sĩ có 3 gợi ý.
1. Sử dụng kim sạch để lấy ngòi ong ra
Khi bị ong đốt, ngòi ở chân ong sẽ đâm vào da và nọc ong sẽ xâm nhập vào cơ thể qua ngòi. Nọc ong chứa chất độc axit, có thể gây viêm và phù nề da. Do đó, ngay khi phát hiện trẻ bị ong đốt, việc đầu tiên cần làm là lấy ngòi ra.
Sử dụng một chiếc kim sạch, như kim khâu hay kim thêu, đã được khử trùng bằng cồn hoặc đốt lửa để đảm bảo an toàn. Bước này rất quan trọng vì nếu ngòi ong còn lại trong da, nọc độc sẽ tiếp tục được giải phóng, làm tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Rửa bằng nước xà phòng
Sau khi lấy ngòi ong ra, bước tiếp theo là rửa vùng bị đốt bằng nước xà phòng. Nọc ong có tính axit, vì vậy cần phải trung hòa chúng bằng nước xà phòng. Việc này không chỉ giúp làm sạch vết thương mà còn giảm thiểu tình trạng kích ứng da. Nếu trẻ bị ong bắp cày đốt, nên sử dụng giấm trắng để trung hòa nọc độc. Giấm trắng có tính axit, giúp làm giảm độc tính của nọc ong bắp cày, và nếu để lạnh trước khi sử dụng, hiệu quả sẽ tốt hơn.
3. Quan sát tình hình sau khi bị đốt
Hầu hết mọi người chỉ bị viêm da nhẹ sau khi bị ong hoặc ong bắp cày đốt. Tuy nhiên, cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ một cách cẩn thận. Một số bài thuốc dân gian như lô hội hay cây xương rồng có thể giúp giảm viêm, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Đặc biệt, nọc độc của một số loài ong mạnh hơn, và một số trẻ có hệ miễn dịch nhạy cảm hơn có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như sốt hoặc khó thở. Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng này, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời. Việc sử dụng thuốc chống dị ứng có thể là cần thiết trong những trường hợp này.
Mùa hè sắp đến chính là thời điểm cao điểm của côn trùng, do đó bố mẹ cần đặc biệt chú ý những điều sau khi đưa con đi chơi:
- Ăn mặc che chắn: Mặc quần áo dài, dày để che chắn cơ thể, tránh để da trần để bọ ve không thể bám vào.
- Dùng thuốc xịt chống côn trùng: Sử dụng thuốc xịt chứa thành phần tự nhiên như dầu bạc hà, dầu cam để đuổi bọ ve.
- Kiểm tra cẩn thận sau khi về: Thường xuyên kiểm tra toàn bộ cơ thể con, đặc biệt là vùng kín, tóc để phát hiện sớm bọ ve đã bám vào.
- Tránh những nơi nhiều cây bụi: Hạn chế đưa con đến những khu vực nhiều cây cối, bụi rậm vì đây là nơi trú ngụ lý tưởng của bọ ve.
- Vệ sinh sạch sẽ quần áo, giường nệm: Giặt sạch quần áo, dọn dẹp giường nệm cũng như môi trường sống hàng ngày của trẻ để loại bỏ bọ ve sinh sôi.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho con: Cho con ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường sức đề kháng.