Chiều 25/4, bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chủ trì họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện về công tác phòng, chống dịch bệnh trên người trên địa bàn thành phố.
Chiều 25/4, bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chủ trì họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện về công tác phòng, chống dịch bệnh trên người trên địa bàn thành phố.
Tại cuộc họp, Sở Y tế Hà Nội báo cáo, trong 7 ngày gần đây (18/4 – 24/4) Hà Nội ghi nhận 1.857 trường hợp mắc COVID-19, số mắc tăng so với 7 ngày trước đó (720 mắc). Ngày 24/4, ghi nhận số mắc cao nhất với 411 trường hợp.
Từ 1/4/2023 đến nay, tổng số người mắc là 2.927 người, số người nhiễm COVID-19 tăng dần từ 4/4 là 17 người/ngày đến 7/4 là 43 người/ngày, 12/4 là 96 người nhiễm/ngày và từ 18/4-24/4 trung bình 265 người/ngày, ngày 24/4 có số mắc cao nhất là 411 ca.
Sở Y tế Hà Nội cho rằng, các biến chủng qua giải trình tự gen cho thấy cũng tương đồng như Việt Nam và Thế giới (biến chủng XBB1.5 và XBB1.9.1), chưa có bằng chứng về sự gia tăng độc lực, nhưng khả năng lây nhiễm cao hơn các biến chủng cũ, các triệu chứng biểu hiện đa số là nhẹ hoặc không triệu chứng.
Đối với công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Sở Y tế Hà Nội báo cáo, tính đến hết ngày 24/4, toàn thành phố đã tiêm được 21.591.114 mũi (trong đó Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tiêm được 20.038.211 mũi).
Đối với các dịch bệnh khác, cộng dồn toàn thành phố đến ngày 24/4/2023, ghi nhận 224 ca mắc sốt xuất huyết, 1.300 ca mắc thủy đậu, 1 ca mắc Rubella, 6 ca uốn ván, 3 ca mắc liên cầu lợn, 31 ca mắc quai bị. Các bệnh dịch khác như dại, sởi, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản chưa ghi nhận trường hợp mắc.
Toàn cảnh cuộc họp chiều 25/4 tại trụ sở UBND TP.Hà Nội. (Ảnh: SK&ĐS)
Tại cuộc họp giao ban, đại diện các quận, huyện: Hoàng Mai, Đông Anh, Thanh Trì, Mê Linh và Đống Đa báo cáo tình hình dịch COVID-19, các dịch bệnh khác tại địa phương; công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian qua, cũng như kế hoạch tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, quyết tâm không để dịch bùng phát, lan rộng trên địa bàn thành phố. Theo đánh giá, các địa phương đã chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và hiện chưa phát sinh vướng mắc.,
Đánh giá tình hình phòng, chống dịch, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết Hà Nội đã vào cuộc rất nhanh triển khai các văn bản hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 khi số ca mắc vừa mới gia tăng.
GS.TS Phan Trọng Lân lưu ý, vi rút SARS-CoV-2 vẫn tồn tại và khó dự báo, khó đoán định. Trong khi đó, Hà Nội là địa bàn giao lưu lớn, cũng là nơi tập trung các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến Trung ương nên lượng người từ các tỉnh, thành phố về rất lớn.
Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ 5 ngày, người lao động, học sinh, sinh viên sinh sống và học tập tại Hà Nội sẽ trở về quê. Do đó, sau kỳ nghỉ lễ, khi họ trở lại thành phố, công tác phòng, chống dịch cần phải được tăng cường và kiểm soát chặt chẽ hơn để bảo đảm an toàn.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà biểu dương các địa phương, các sở, ngành đã chủ động, triển khai tích cực và đồng bộ các nội dung theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã cần rà soát lại toàn bộ công việc, tăng cường công tác tuyên truyền, đồng thời, chủ động ban hành các văn bản về hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Bà Vũ Thu Hà đề nghị các Sở Du lịch, Giao thông Vận tải, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo cần rà soát lại các văn bản đã ban hành, tiếp tục ban hành các văn bản tăng cường các giải pháp trọng tâm và chịu trách nhiệm triển khai theo phạm vi quản lý của mình. Riêng kỳ nghỉ lễ sắp tới, các sở, ngành cần thống nhất và sẵn sàng về lực lượng ứng trực, đầu mối, số điện thoại và gửi về Sở Y tế Hà Nội. Khi có các tình huống phát sinh, các lực lượng sẽ phối hợp nhanh chóng và kịp thời.
"Với tinh thần khẩn trương, chủ động trong công tác phòng, chống dịch, Thành phố sẽ tránh các tình huống phát sinh và nguy cơ bùng phát dịch, từ đó, người dân sẽ có kỳ nghỉ lễ an lành", Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội khẳng định.
Trong xây dựng và trang trí nội thất hiện đại, sơn không còn đơn thuần là lớp áo khoác bên ngoài, mà trở thành yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị thẩm mỹ và bảo vệ cho công trình. Khi thị trường tràn ngập sản phẩm đến từ nhiều quốc gia, JYMEC – thương hiệu sơn nước của người Việt – vẫn giữ vững vị thế nhờ chất lượng bền vững, tính năng vượt trội và sự thấu hiểu khí hậu bản địa.
Du lịch Quảng Bình luôn là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những du khách muốn khám phá một vùng đất thuộc vùng Trung Bộ. Đến đây mọi người sẽ được ngắm nhìn những hang động kỳ vĩ cùng với các di tích lịch sử đầy hào hùng. Nếu bạn chưa biết lên ý tưởng nào cho chuyến du lịch này, hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới đây.
Nhìn tưởng là một thay đổi nhỏ, nhưng việc từ bỏ giường đôi để chuyển sang “giường biến hình” như vậy lại giúp căn phòng phát huy nhiều công năng hơn và đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng hơn.
Nhiều gia đình sao Việt như vợ NSƯT Quý Bình, Long Nhật, Phương Mai,... lựa chọn đưa con đi xét nghiệm ADN vì ồn ào hoặc cần hoàn thành các thủ tục giấy tờ.
Khi trẻ ngủ trong trạng thái lo lắng và bất an, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn cortisol nhằm tăng sự tỉnh táo và tốc độ phản ứng của trẻ trong khi ngủ. Lượng tiết dịch cao hơn bình thường 30%.
HPV là loại virus u nhú có thể gây ra các tổn thương cổ tử cung và thậm chí dẫn đến ung thư cổ tử cung nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Trên thực tế, hệ miễn dịch của cơ thể có thể tự đào thải HPV trong vòng 1–2 năm đầu. Nhưng trong một số trường hợp, virus có thể “trú ngụ” lâu hơn, tồn tại dai dẳng trong cơ thể, khiến cổ tử cung bị tổn thương kéo dài.