Hãy tích âm đức ngay từ giờ, làm được điều đó vận mệnh luôn tốt đẹp

Cổ nhân dạy rằng: “Lập công danh chẳng bằng tích âm đức”. Dựng lập tiếng thơm, theo đuổi địa vị cao sang chẳng bằng bồi đắp âm đức. Cho nên muốn thay đổi vận mệnh cần xem bạn tích âm đức thế nào.

Trong văn hóa truyền thống cho rằng, tất cả những danh tiếng, tài vận, phúc lộc của một người ở đời này đều là do đời trước đã tích được đức mà sinh ra. Những ai có được loại “âm đức” này, Thượng Thiên sẽ ban thưởng xứng đáng cho người ấy.

Từ “âm” ở đây không phải là âm phủ mà là "âm" trong “âm công, âm đức, âm phúc” mang ý nghĩa là ám, tức là thầm lặng, âm thầm, kín đáo, không hiển lộ ra bên ngoài.

Vậy âm đức là gì?

Tục ngữ có câu rằng: “Con người hành thiện thì Trời đất đều biết, ắt có phúc báo”. Hành thiện chính là chỉ âm đức. Con người tích đức càng nhiều thì phúc báo càng lớn.

Âm đức trong dân gian còn gọi là “âm chất” (lặng lẽ an định lòng dân). Trong cuốn sách khuyến thiện “Văn xướng đế quân âm chất văn” nói rằng: Dẫu chúng ta làm việc tốt hay việc xấu thì đều có báo ứng với bản thân và người nhà mình, chính là “gần thì ứng với thân, xa ứng với con cháu”.

“Kinh dịch” cũng nói với chúng ta rằng “Nhà tích thiện ắt dư dả, nhà tích bất thiện ắt lắm tai ương”, “Thiện không tích, chẳng đủ thành danh, Ác không tích, chẳng đủ diệt thân.” Điều này cũng minh chứng cho nguyên lý “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”. Làm nhiều việc tốt mà không cầu danh cầu tiếng tăm mới gọi là âm đức.

Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” nói rằng: “Cổ nhân nói lời thiện, nhìn việc thiện, làm điều thiện. Mỗi ngày đều làm 3 việc thiện này thì trong ba năm Trời ắt giáng phúc. Kẻ ác nói lời ác, nhìn việc ác, làm điều ác. Một ngày đều làm 3 điều ác này, thì trong 3 năm Trời ắt giáng họa” chính là đạo lý này. Thiết nghĩ làm việc tốt ắt sẽ kết giao được nhiều bạn tốt hơn. Kẻ hành ác lại đang gieo mầm oan gia trái chủ. “Người đắc đạo được nhiều người tương trợ, kẻ vô đạo chẳng mấy người giúp đỡ”. Nhiều bạn chính là phúc!

Âm đức tức là người khác không biết, việc thiện làm không phải vì bản thân, tức là bạn làm việc thiện mà người khác không hay biết thì gọi là âm đức. Như vậy phúc báo lại càng lớn hơn. Cũng có người nói rằng: Âm đức là chỉ những việc tốt đã làm ở dương gian mà lại được ghi công tại âm gian, là những việc tốt được làm một cách âm thầm, lặng lẽ.

Như thế nào được gọi là tích âm đức?

Âm đức giống như hạt giống, chỉ cần hạt nẩy mầm thì không lo tương lai không có cơ hội gặt hái.

Trong cuốn “Tư Mã Ôn công gia huấn” thời Bắc Tống có viết rằng: “Tích tiền bạc để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đã biết giữ. Để sách lại cho con cháu, chưa chắc chúng đã đọc. Chi bằng âm thầm lặng lẽ tích âm đức, tính kế lâu dài cho chúng thì hơn.”

Âm đức chính là thành tựu việc tốt mà không cầu báo đáp. Dẫu người khác thờ ơ, lạnh nhạt, cười chê, kỳ thị cũng chẳng để tâm. “Thương con thiêu thân nên chẳng đốt đèn, vì chuột mà chừa lại hạt cơm”, chia cháo cứu đói cũng là tích âm đức. Xây cầu đắp đường, đào giếng dẫn nước, châm đèn rót trà, quyên góp lo tang sự, cứu trợ lúc hiểm nguy đều là tích âm đức. Không cầu công danh, không xưng mình là người thiện, không tung hô người lại càng là âm đức.

Số phận tốt xấu của một người sẽ liên quan chặt chẽ tới những việc thiện ác và âm đức trong tâm mình trong cuộc sống hàng ngày.

Tu thiện tích đức, chính là tạo cơ hội gieo mầm thiện, tạo thiện duyên, đắc phúc tiêu tai. Họa đến ác nhiều chính là do bản thân tạo nhiều ác duyên cõi lục đạo luân hồi mà thành.

Làm thế nào để tích được âm đức?

Con người sinh ra như tờ giấy trắng, sống thiện thì thành người thiện, sống ác thì thành người ác. Bởi vậy, Phật dạy phải tu tâm hàng ngày hàng giờ để sửa mình, cố gắng trở thành người thiện, tu được nghiệp lành. Người ta đấu đá, tranh giành, so bì, tị nạnh lẫn nhau, rút cuộc là vì thứ gì. Bởi đời người ngắn lắm, mấy chục năm tưởng dài mà trôi nhanh như cái chớp mắt. Về với cát bụi rồi, thứ mang theo chỉ có Tội hoặc Phúc.

Người dùng tài năng làm việc thiện, sẽ dễ có được nhiều âm đức. Nhưng nếu dùng nó để tạo điều kiện làm việc xấu, từ đó làm tổn hại âm đức thì sẽ bị tiêu vong.

Chính vì vây có người đã biết so sánh về y thuật của thầy thuốc như làm việc thiện có thể cứu người, nhưng nếu ác ý thì sẽ làm chết người. Mà hại người thì dĩ nhiên phải bị trừng phạt, có thể hiểucách khác người mệnh yếu sẽ liên quan tới những hành vi xấu xa mà chính bản thân đã làm trong quá khứ. Phận con người khi được sinh ra giống như tờ giấy trắng, hãy biết sống thiện và đừng sống ác.

Bởi hãy cố gắng mỗi ngày để sửa bản thân và cố gắng trở thành người thiện chắc rằng sẽ tu được âm đức.

Bởi cuộc đời ngắn lắm,vài chục năm tưởng dài nhưng nó trôi nhanh như cái chớp mắt. Về với cát bụi rồi, thứ mang theo chỉ có tội hoặc phúc. Làm việc thiện phải xuất phát từ tâm. Nếu tâm không thiện thì dù có vung tiền của cứu giúp có ngàn người sẽ chẳng có ý nghĩa gì, ngược lại, chính tâm chân thiện dù không có một đồng làm việc thiện, nhưng một nụ cười hay một cái nắm tay chân thành cũng đủ để tích âm đức rồi.

Người dùng tài năng làm việc thiện, sẽ tích được đại đức, phú quý muôn đời; Nhưng nếu dùng nó để làm việc xấu, từ đó tổn hại âm đức, mệnh đoản, mà gia tộc cũng có thể tiêu vong. Cho nên, có người đã so sánh cây bút của văn nhân và y thuật của thầy thuốc, thiện dùng thì có thể cứu người, ác ý thì có thể giết người. Mà giết người thì phải đền mạng, đây là Thiên lý, cho nên những người mệnh yểu là có liên quan tới những việc xấu đã làm trong quá khứ.

Mọi người tự mình cố gắng tích lũy nhiều âm đức cũng như hành thiện và làm việc tốt nhưng chớ khoa trương ở khắp mọi nơi hãy lặng lẽ, âm thầm đi làm là được rồi. Ai có thể làm được điều này, người đó đã mở đường mang tới phúc báo vô lượng cho bản thân.

Hành thiện mà người biết đến là dương thiện, hành thiện mà người chẳng hay là âm đức.

 

Trúc Chi t/h