Hết lễ bà nội gói cho cháu giỏ bánh kẹo mang lên phố, tôi lén vứt đi nhưng nhìn thứ đồ rơi ra mà choáng váng

CTV
Tôi vừa bất ngờ, vừa cảm động bởi tình thương mẹ chồng dành cho các cháu.

Nghỉ lễ 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, thế là gia đình tôi quyết định về quê chồng chơi, tiện thể cho các cháu về thăm ông bà trước khi nhập học. Khác với trên phố, kỳ nghỉ lễ ở quê lúc nào cũng đề huề các thành viên trong gia đình, bởi vì đây là dịp mà mọi người tề tựu sau những khoảng thời gian bôn ba khắp nơi tìm kế sinh nhai.

Chuyến này về quê, có cả gia đình và các con của anh trai chồng. Hiếm khi đông đủ đại gia đình như thế, nên cô cậu nhà tôi vô cùng hào hứng vì có anh chị chơi cùng. Xưng là anh chị cho phải vai vế trong nhà, nhưng con của anh chồng và chị dâu đều xêm xêm tuổi của 2 nhóc nhà tôi. Năm nay tụi nhỏ cũng vào tiểu học.

Suốt 4 ngày nghỉ lễ, đại gia đình nhập tràn trong niềm vui sum họp, và tiếng cười nói giòn tan của bọn trẻ. Những bữa cơm gia đình ngày nào ngày nấy đều xum xuê. Lâu lâu các cháu mới về nên bố mẹ chồng lúc nào cũng cưng chiều hết mực, từ việc mua quà bánh, quần áo, đồ chơi,... rồi còn đưa tụi nhỏ đi quanh xóm chào hỏi mọi người.

Ảnh minh hoạ

Mới đó mà thời gian thấm thoát trôi qua, kỳ nghỉ lễ cũng sắp tàn, và như mọi lần, gia đình nhỏ của tôi lại bịn rịn xếp đồ lên lại thành phố. Giây phút chia tay ông bà nội, tụi nhỏ khóc thút thít vì không nỡ, có lẽ ở với ông bà được cưng hết mực nên chúng nó thích lắm, chỉ muốn được ở thật lâu với ông bà. Để dỗ dành các cháu, mẹ chồng tôi đã chuẩn bị cho mỗi cháu một giỏ bánh kẹo làm quà. Nhận được quà từ ông bà nội, tinh thần tụi nhỏ phấn chấn hơn hẳn.

Nhưng tôi thì không vui lắm, vì lo các con ăn bánh kẹo nhiều sẽ sâu răng, lại còn bỏ bữa chính. Ở với ông bà thì các con mới có thể ăn thoải mái như thế, còn bình thường ở nhà với tôi thì tôi khá khó tính, hạn chế tối đa việc ăn vặt của bọn trẻ. Thế là về đến thành phố, tôi lén vứt bớt bánh kẹo đi, nhưng đến khi trong giỏ bánh rơi ra một thứ đồ, tôi mới giật mình. Mở ra thì choáng váng khi nhìn thấy bên trong có một chiếc vòng ngọc.

Ảnh minh hoạ

Không biết chuyện gì đang xảy ra, tôi lập tức lấy điện thoại điện về cho bố mẹ chồng. Nghe tôi đặt câu hỏi trong sự ngờ vực, bà nội của 2 đứa nhỏ đã cười hiền và nhẹ nhàng bảo.

- Chiếc vòng đó mẹ tặng riêng cho bé Bông, chẳng phải vài ngày trước là sinh nhật của cháu sao? Nhưng vì sợ các cháu khác nhìn thấy lại phân bì, rồi tranh giành nhau nên mẹ mới nghĩ ra cách này. Mẹ định sẽ bảo với con một tiếng, nhưng lu bu soạn đồ cho tụi nhỏ nên mẹ quên béng đi. 

- Ôi mẹ ơi! Mẹ nhớ sinh nhật cháu, gửi lời chúc là được rồi ạ! Bố mẹ già cả rồi, lấy tiền đâu mà quà cáp quý giá như thế! Bố mẹ để tiền tẩm bổ, ăn uống cho có sức khoẻ để các cháu, các con còn về thăm là chúng con hạnh phúc lắm rồi mẹ ạ! Dù sao thì con cũng thay Bông nhận tấm lòng của bà nội, cháu cảm ơn bà rất nhiều ạ!

Sau khi dập máy, tối đến tôi đã gọi con gái vào phòng và kể lại chuyện này. Nhận được quà sinh nhật từ bà nội, con bé vui mừng, nâng niu lắm. Thằng anh trai đứng bên dù ganh tỵ, nhưng vì đã được mẹ công tác tư tưởng nên cũng không phân bì, so đo với em gái.

Ảnh minh hoạ

- Đây là quà của bà nội tặng cho em nhân dịp sinh nhật. Sau này khi đến sinh nhật con, con cũng sẽ nhận được những món quà từ những người thân nếu như con là một em bé ngoan ngoãn, dễ thương, được mọi người yêu mến. Vậy nên con đừng so bì, tị nạnh với em nhé! Cũng đừng nghĩ rằng bà nội không thương mình, ông bà thương các cháu đều như nhau cả, mẹ tin các con đều cảm nhận được điều đó mà đúng không?

Nghe tôi dịu dàng phân tích, dạy bảo, 2 con đều tỏ ra rất đồng tình và ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Tôi hiểu ở độ tuổi này, nếu không giải thích rõ ràng, các con chắc chắn sẽ có sự so sánh với nhau, đó là điều khó tránh khỏi. Nhưng "trộm vía" là tôi đã dùng phương pháp giáo dục phù hợp nên cả 2 nhóc tỳ nhà tôi đều vô cùng hiểu chuyện, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.

Tâm sự từ độc giả ngochanle...@gmail.com

Sự so bì giữa anh em trong gia đình có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó là sự chú ý và quan tâm từ phía bố mẹ. Khi bố mẹ không công bằng trong việc phân chia tài nguyên, thời gian, sự quan tâm và đánh giá giữa các con, điều này có thể tạo ra sự ganh đua và so sánh. Các con có thể cảm thấy bị bỏ qua hoặc không công nhận đúng giá trị của mình, nếu thấy rằng một trong số anh chị em được ưu ái hơn.

Sự so bì cũng có thể phát sinh từ sự khác biệt về cá nhân, và khả năng của từng trẻ. Mỗi đứa trẻ sẽ có những phẩm chất và tài năng riêng. Khi một trong số anh chị em được đánh giá cao hơn về một khía cạnh nào đó, như học tập, thể thao, nghệ thuật, các con khác có thể cảm thấy tự ti và ghen tỵ. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh và so sánh để chứng tỏ bản thân, mong muốn đạt được sự công nhận của bố mẹ giữa những đứa trẻ.

Thêm vào đó, yếu tố xã hội cũng có thể góp phần vào sự so bì giữa các anh em trong gia đình. Xã hội thường tạo ra những tiêu chuẩn, và mô hình thành công mà mỗi người phải đạt được. Khi một trong số anh chị em đáp ứng được những tiêu chuẩn đó, còn ngược lại thì không, điều này có thể khiến những đứa trẻ cảm thấy áp lực vì bị so sánh, từ đó cố gắng tranh đua nhằm đáp ứng được kỳ vọng của xã hội.

Trong một số trường hợp, sự so bì cũng có thể xuất phát từ sự thiếu thông cảm và giao tiếp trong gia đình. Khi không có không gian để trao đổi và thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh, các anh chị em có thể cảm thấy không được lắng nghe và thấu hiểu, từ đó tạo ra sự ganh đua và so sánh với nhau.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bố mẹ nên nhận thức về sự so bì này, để có thể tạo ra một môi trường gia đình lành mạnh và công bằng cho các con. Bằng cách khuyến khích sự độc lập, tôn trọng sự khác biệt và xây dựng tình cảm gia đình, từ đó bố mẹ có thể giúp các con hiểu rằng mỗi người đều có giá trị riêng và được yêu thương một cách bình đẳng.