Không cần uống cả đống thuốc bổ, chỉ làm 1 việc có thể kích hoạt “sát thủ” diệt tế bào ung thư trong cơ thể

CTV
Muốn phòng ngừa ung thư không phải chỉ thông qua ăn uống, các bác sĩ người Nhật đã phát hiện ra rằng việc tắm cũng có thể ngăn ngừa K.

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên toàn thế giới và năm 2020 có 10 triệu ca tử vong là do ung thư. Có lẽ nhiều người từng nghe tin người thân, bạn bè bị ung thư tấn công và thậm chí chính chúng ta vẫn luôn sống trong sự lo lắng về nguy cơ dính phải khối u. 

Đối mặt với mối đe dọa ung thư đang âm thầm đến gần, ngoài việc tầm soát định kỳ để phát hiện sớm và điều trị sớm, còn có cách nào khác để ngăn ngừa?

Trong cơ thể mỗi người đều có tế bào ung thư

Câu nói phòng chống ung thư thường khiến mọi người nghĩ rằng chúng ta đang ở rất xa với căn bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta luôn tiếp xúc gần gũi với các tế bào ung thư, bởi vì cơ thể con người trung bình mỗi ngày tạo ra hàng nghìn tế bào này.

Các tế bào trong cơ thể con người được sản sinh thường xuyên và trong đó có những tế bào bị đột biến trở thành ác tính. (Ảnh minh họa)

Tại sao cơ thể con người lại sản sinh ra nhiều tế bào ung thư như vậy? Bởi vì các tế bào bình thường trong cơ thể trải qua quá trình phân chia một cách tự nhiên, khiến các tế bào cấu thành cơ thể liên tục được thay thế bằng các tế bào mới. Khi đột biến gen xảy ra trong quá trình phân chia tế bào, các tế bào bình thường có thể biến đổi thành tế bào ung thư, hình thành các khối u ác tính. 

Một chuyên gia từng so sánh rằng xác suất tế bào người đột biến để sản sinh ra tế bào ung thư là không cao, nhưng trong cơ thể con người có khoảng 60 nghìn tỷ tế bào, dù khả năng xảy ra thấp nhưng mỗi ngày vẫn sẽ sản sinh ra một lượng tế bào ung thư nhất định.

Cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào ác tính nhưng sao chúng ta không mắc bệnh?

Dù cơ thể xuất hiện nhiều tế bào ung thư nhưng cơ thể cũng có sẵn những chất tiêu diệt tế bào ung thư, đó là tế bào NK. Tế bào NK là loại tế bào miễn dịch đặc biệt, có khả năng nhanh chóng phát hiện tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Nếu khả năng tự sửa chữa của cơ thể bình thường, tế bào NK sẽ kiểm soát số lượng ở mức an toàn.

Mối tương quan giữa hoạt động của tế bào NK và ung thư cũng đã được xác nhận bởi các nghiên cứu liên quan. Một nghiên cứu kéo dài 11 năm tại Nhật Bản cho thấy hoạt động của tế bào NK càng thấp thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư càng cao. Một nghiên cứu của Đại học Texas ở Mỹ cũng cho thấy đối với cùng những bệnh nhân ung thư, bệnh nhân có hoạt động tế bào NK mạnh sống lâu hơn gấp đôi so với bệnh nhân có hoạt động tế bào NK yếu. 

Cơ thể sản sinh ra tế bào NK tiêu diệt các tế bào đột biến ác tính. (Ảnh minh họa)

Làm gì để kích hoạt tế bào NK trong cơ thể?

Điều đáng lưu ý là hoạt động của tế bào NK mạnh hay yếu có liên quan nhiều đến môi trường làm việc mà cơ thể có thể cung cấp, đặc biệt là nhiệt độ cơ thể.

Bác sĩ Shinji Saito, tác giả cuốn sách "Khỏe mạnh khi nhiệt độ cơ thể tăng" kiêm chuyên gia về ung thư, nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm, đã đề cập trong cuốn sách của mình rằng khi nhiệt độ cơ thể ở mức 37°C, tế bào NK có hoạt động cao nhất và có thể ức chế ngay lập tức sự xuất hiện của tế bào ung thư.

Ngoài tế bào NK, các enzyme trong cơ thể có liên quan đến việc sản xuất tế bào miễn dịch cũng hoạt động mạnh nhất khi nhiệt độ cơ thể là 37°C, giúp nâng cao khả năng miễn dịch.

Ngâm bồn có thể giúp làm ấm cơ thể và tăng nhiệt độ cơ thể 

Trước sự thay đổi của môi trường nóng lạnh, việc nắm vững các phương pháp giữ ấm, duy trì nhiệt độ cơ thể là một trong những chìa khóa hàng đầu. Khi cái lạnh ập đến, nhiều người thích tắm suối nước nóng để làm ấm cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch, nhưng nếu thực hiện nhiều quá sẽ phản tác dụng hay thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngâm bồn có thể giúp giữ ấm cơ thể, tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào NK hơn. (Ảnh minh họa)

Nếu bạn không có điều kiện tắm suối nước nóng thì có thể tắm bồn nước nóng tại nhà, và chú ý đảm bảo thực hiện theo các bước sau. 

Chuẩn bị tắm: Nếu đột ngột ngâm mình vào bồn tắm nóng ngay sẽ khiến huyết áp dao động dữ dội, gây tổn thương tim mạch và gây sốc nhiệt. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước sau đó mới bước vào bồn nước nóng. Những người mắc bệnh tim, huyết áp cao và người già không nên tắm nước nóng để tránh nguy hiểm.

Nhiệt độ nước tắm: Nhiệt độ nước tối ưu khoảng 40°C. Ngâm nước nóng trên 42°C sẽ khiến dây thần kinh giao cảm chi phối, khiến cơ thể căng thẳng, huyết áp tăng cao sẽ ức chế chức năng miễn dịch, nhiệt độ dưới 38°C sẽ không đạt được tác dụng làm ấm cơ thể. 

Mực nước tắm: Khi nước nóng đến vai, áp lực nước sẽ giúp đưa máu về tim. Ngược lại, giữ mực nước ngang xương sườn khi tắm có thể giảm bớt gánh nặng cho tim và phổi.

Nếu muốn giảm bớt gánh nặng cho tim và phổi, bạn có thể sử dụng phương pháp tắm nửa người, ngâm chân,… để làm ấm cơ thể.

Thời gian tắm: Bạn có thể ngâm mình trong nước nóng ở 40°C trong 10 phút và trên 42°C trong tối đa 3-5 phút. Tốt nhất không nên tắm hoặc ngâm chân trong vòng nửa giờ sau khi ăn no hoặc uống rượu, hoặc khi bụng đói.

Li Qi, một bác sĩ Trung y từng viết bài giải thích rằng mồ hôi là chất lỏng của tim, ngâm mình thường xuyên và quá lâu sẽ khiến tim yếu, mệt mỏi, hồi hộp, tức ngực, bề mặt cơ thể giảm khả năng chống gió, lạnh và nước tiểu có màu sẫm hơn. 

Bổ sung nước sau khi tắm: Sau khi tắm, bạn có thể nhanh chóng mặc quần áo để giữ ấm cơ thể, uống một cốc nước đun sôi ở nhiệt độ phòng để bổ sung lượng nước đã mất

Các lựa chọn thay thế cho việc ngâm bồn:

Ngâm nửa người: Khi tắm mực nước thấp hơn tim sẽ không gây quá nhiều gánh nặng cho tim.

Keiko Matsumura, một bác sĩ phụ khoa người Nhật cho biết ngâm tắm nửa người trong nước khoảng 39°C trong 15 đến 20 phút có thể cải thiện những khiếm khuyết về thể chất và điều hòa hệ thần kinh tự chủ, đồng thời có thể đào thải các chất có hại trong cơ thể ra ngoài cùng với mồ hôi.

Ngâm chân: Lượng nước ngâm chân ít nhất phải đến mắt cá chân, bạn cũng có thể ngâm nửa dưới bắp chân bằng nước nóng.

Wu Hongqian, một bác sĩ Trung y cho biết nếu nhiệt độ nước là 41-42°C, có thể ngâm chân từ 10 đến 15 phút; nhiệt độ nước là 38-40°C, có thể ngâm chân 15 đến 30 phút. Tuy nhiên, ông cũng nhắc nhở, thời gian ngâm chân còn tùy thuộc vào thể trạng mỗi người, nếu thấy trán hoặc lưng có chút mồ hôi thì nên dừng lại.