Loại lá nhiều người cho gia súc ăn, không ngờ phòng được cả ung thư

Quả dâu giàu vitamin và khoáng chất, tuy nhiên ít ai biết được lá của nó cũng có nhiều lợi ích không kém.

Những lợi ích của lá dâu tằm 

Tốt cho giấc ngủ: Theo báo Lao Động các hợp chất bên trong lá dâu tằm có khả năng khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ, từ đó hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ.

Tăng cường thị lực: Trà dâu tằm có hàm lượng vitamin A cao, giúp tăng cường thị lực, loại bỏ tình trạng mỏi mắt và thoái hóa võng mạc.

Tốt cho xương: Hàm lượng canxi dồi dào trong lá dâu tằm không chỉ duy trì mà còn xây dựng các mô xương, răng chắc khỏe.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Đối với những người bị rối loạn tiểu đường, việc sử dụng lá dâu tằm có thể duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định và giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Giúp giảm nguy cơ ung thư: Các chất chống oxy hóa như beta carotene và axit ascorbic được tìm thấy trong lá dâu tằm có khả năng ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra và giúp giảm nguy cơ ung thư.

Có thể ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch: Trà lá dâu tằm giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám giàu cholesterol trong động mạch, còn được gọi là xơ vữa động mạch, nhờ sự hiện diện của flavonoid và quercetin có trong loại lá này.

Bảo vệ cơ quan sinh dục của phụ nữ: Một lợi ích khác của lá dâu tằm là có khả năng bảo vệ cơ quan sinh dục của phụ nữ. Việc sử dụng hỗn hợp lá dâu tằm không chỉ ngăn ngừa rối loạn tiết dịch âm đạo mà còn hạn chế mùi hôi.

Giúp hạ sốt: Lá dâu tằm có công dụng như paracetamol tự nhiên, giúp hạ sốt và phục hồi sức khỏe. Đây là loại thảo dược rẻ hơn rất nhiều về mặt kinh tế và không có tác dụng phụ.

Cách chế biến món ăn từ lá dâu tằm tốt cho sức khỏe

Cách làm thạch lá dâu tằm

Theo Dân Việt, mùa hè ăn một ít lá dâu tằm có thể tán phong hàn, đồng thời thông phế...

Nguyên liệu làm thạch lá dâu tằm:

- Lá dâu tằm

- Bột thạch rau câu 100 gam

Ngâm lá dâu để khử trùng, loại bỏ tàn dư trứng côn trùng trên bề mặt lá.

- Khi hái lá dâu nên chọn những lá trên cùng của cành, lá ở đây là tươi ngon nhất. Khi hái chọn một số lá không bị sâu đục thủng, sau đó cho một lượng muối vừa đủ vào xát và ngâm trong nước 10 phút.

Cách này có thể khử trùng, loại bỏ tàn dư trứng côn trùng trên bề mặt lá. Cuối cùng vớt ra để ráo nước.

- Chuẩn bị xay hoặc ép trái cây tại nhà, cho một lượng nước thích hợp, cắt nhỏ lá dâu tằm cho vào máy xay, xay lá dâu tằm thành nước. Cuối cùng đổ lá đã xay nhuyễn ra và lọc lấy nước.

- Chuẩn bị một bát to, đổ nước lá dâu tằm đã vắt vào bát, không nên cho quá nhiều hoặc quá ít nước lá dâu tằm, 500ml là đủ, sau đó cho 100gr bột thạch vào khuấy đều cho tan.

- Lấy một cái nồi sạch, không thấm dầu, đổ nước cốt lá dâu tằm đã khuấy vào, vặn lửa nhỏ, dùng thìa khuấy đều cho đến khi dung dịch sánh lại. Nhớ để lửa nhỏ và khuấy liên tục dể dung dịch không bị vón cục.

- Cuối cùng, đổ vào một cái bát lớn có quét dầu khi còn nóng, lắc đều và để dung dịch khô trong 2 giờ.

- Sau 2 giờ, thạch đông lại hoàn toàn, vớt ra cắt thành từng miếng nhỏ bày ra đĩa.

Bạn có thể ăn thạch với nước đường, với các loại chè ngọt hoặc các loại hoa quả dầm. 

Cách nấu nước dâu tằm thanh nhiệt an thần

Lấy 10 lá dâu bánh tẻ to, nấu nước uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt an thần, thích dụng cho trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật hoặc trẻ ngủ không ngon giấc, đại tiện táo, nước tiểu vàng sẫm…

Trúc Chi (t/h)