Mãng cầu (mãng cầu xiêm hoặc mãng cầu Nhật Bản) thuộc họ Annonaceae, có vị chua ngọt và mùi thơm trái cây nhiệt đới độc đáo. Quả giàu chất xơ, vitamin C, B1 và B2, hàm lượng vitamin C và sắt cao hơn táo gấp 5 lần, được coi là loại trái cây tốt cho sức khỏe, có giá trị dinh dưỡng cao. Đây là một trong số ít loại cây ăn quả hữu cơ tự nhiên, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật hay sử dụng phân bón hóa học.
Mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới Bắc, Nam Mỹ, Nhật Bản, từng là loại quả dành riêng cho hoàng đế Nhật Bản. Người Nhật gọi nó là vua của các loại trái cây.
Quả mãng cầu. (Ảnh minh họa).
Trung tâm Cải cách Nông nghiệp Đài Đông, Đài Loan nhấn mạnh, mãng cầu xiêm thuộc chi mãng cầu, có vị chua ngọt, mùi thơm đặc trưng của trái cây nhiệt đới, rất giàu chất xơ, vitamin C, B1, B2, trong đó có vitamin C và hàm lượng sắt thậm chí còn cao hơn gấp 5 lần so với táo và được đánh giá là loại trái cây tốt cho sức khỏe, có giá trị dinh dưỡng cao, có thể gọi là "người khổng lồ xanh" trong các loại trái cây.
Mãng cầu xiêm được sử dụng đa dạng trong làm kem, trái cây sấy khô, mứt, nước ép mãng cầu xiêm có mùi đặc biệt thơm khi trộn lẫn với chanh dây và dứa. Gần đây, mãng cầu xiêm được sử dụng làm trà mãng cầu, tạo cơn sốt trên thị trường.
Lợi ích của quả mãng cầu xiêm
Từ năm 1982, các học giả phát hiện ra rằng mãng cầu - thuộc họ Anemoneaceae - sở hữu các phân tử hoạt tính sinh học mạnh mẽ, có thể được áp dụng trong y tế và sức khỏe. Annonaceous acetogenin là một loại hợp chất béo chuỗi dài chỉ có ở thực vật Annonaceae, có nhiều hoạt tính sinh học như gây độc tế bào, chống ung thư, chống sốt rét, chống oxy hóa, tác dụng giống như kháng sinh.
Nhiều người học cách tự làm trà mãng cầu để thưởng thức. (Ảnh minh họa)
Trung tâm Ung thư Toàn diện Sylvester tại Đại học Miami phát hiện ra ăn mãng cầu xiêm có thể ổn định bệnh ung thư vú. Trên thực tế, tác dụng chống ung thư của loại cây này chủ yếu là do axit ellagic chứa trong quả, có tác dụng như một chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ độc tố gây ung thư trong cơ thể và cải thiện khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, quả giúp chữa bệnh viêm nhiễm, thấp khớp, đau dây thần kinh, tiểu đường, tăng huyết áp, mất ngủ, viêm bàng quang, nhiễm ký sinh trùng, tiêu độc tán ứ, kháng khuẩn, tẩy giun, hạ huyết áp, trấn tĩnh thần kinh.
Theo dân gian Trung Quốc, đun vỏ mãng cầu xiêm với đường nâu để làm siro là có thể chữa bệnh trĩ.
Ở Nam Mỹ và châu Phi nhiệt đới, mãng cầu xiêm được dùng làm thuốc chữa ung thư và các khối u trong liệu pháp dân gian, trong đó dịch chiết từ lá chứa alkaloid, tinh dầu và Annonaceous acetogenin là tiêu biểu nhất.
Kể từ năm 1976, 20 thử nghiệm độc lập trong phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng "thân" và "lá" của mãng cầu xiêm là một chất diệt ung thư rất hiệu quả. Sau 7 năm nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, người ta cũng đã xác nhận rằng nó có sức mạnh hủy diệt tế bào ung thư vô cùng hiệu quả.
Trà mãng cầu rất được ưa chuộng mùa hè này. (Ảnh minh họa)
Lưu ý gì khi ăn mãng cầu xiêm?
Mặc dù quả có nhiều lợi ích nhưng cũng có những tác dụng phụ nhất định. Mãng cầu xiêm có vị ngọt chát, chứa tanin, không nên ăn chung với các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu đạm, có thể sinh ra chất khó tiêu.
Do hàm lượng annonacin cao, tiêu thụ quá nhiều mãng cầu xiêm có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh Parkinson.
Bảo quản mãng cầu
Sau khi quả chín, nên để nơi thoáng khí. Do quả thông qua chuyển hóa không khí để chuyển từ cứng sang mềm, trước khi quả chín mềm, có ba điều không nên: Không cho vào tủ lạnh, đựng trong thùng gạo, không bọc giấy báo. Nếu cho vào tủ lạnh trước khi chín, mãng cầu sẽ bị nhũn!
Quả mãng cầu ăn ngon nhất khi vừa chín tới, vỏ không bị thâm đen hay có mùi vị chua. Bạn nắn thử, thấy vỏ quả mãng cầu mềm là có thể ăn được, nếm ruột quả trong miệng sẽ thấy cả vị dẻo và giòn.