Loại rau mọc đầy vườn bị lãng quên hóa ra là 'thần dược' với sức khỏe của chị em phụ nữ

Ngải cứu, loại rau mọc đầy vườn nhưng bị nhiều người lãng quên không ăn đến hóa ra lại là "thần dược" với sức khỏe của chị em phụ nữ. 

Đây là một loại rau quen thuộc tại Việt Nam và thường mọc đầy vườn nhiều người không ăn cắt bỏ đi. Tuy nhiên, ngải cứu lại là loại rau có tác dụng như "thần dược" đặc biệt với chị em phụ nữ. Trong loại cây này chứa nhiều Flavonoid và các amino acid có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh khác nhau trong y học. 

Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của ngải cứu dành cho các chị em:

- Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt: Ngải cứu có đặc tính ấm, nên được xem là bài thuốc hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, cũng như giảm thiểu các triệu chứng đau lưng, đau bụng khi tới ngày đèn đỏ hiệu quả.

- Ngải cứu giúp an thai: Trong đông y, ngải cứu được xem là bài thuốc giúp an thai hiệu quả, nhất là những trường hợp bị dọa sảy thai có thể sử dụng. Đồng thời, loại cây này còn thích hợp với những chị em mắc tình trạng tử cung lạnh, khó mang thai. Nhưng mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

- Ngải cứu giúp lưu thông khí huyết làm da đẹp hơn: Theo nhiều nghiên cứu, ngải cứu có khả năng lưu thông khí huyết khá tốt. Vậy nên, với những ai thường xuyên chóng mặt, hoa mắt do khí huyết không được lưu thông thì có thể cân nhắc dùng ngải cứu.

loai-rau-tot-cho-chi-em-phu-nu-1-1710819392.jpg
Ngải cứu có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe chị em. Ảnh internet

Bên cạnh đó, ngải cứu còn có những tác dụng phổ biến khác như:

- Giảm thiểu tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay

- Cầm máu

- Phòng tránh, hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp

- Tác dụng giảm đau

- Ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng

- Đặc tính chống oxy hóa

- Chống viêm hiệu quả

- Lợi tiểu

Những món ngon từ rau ngải cứu

- Gà ác hầm ngải cứu

- Trứng rán ngải cứu

- Tim heo hầm ngải cứu

- Cá chép hấp ngải cứu

- Chân giò hầm ngải cứu

- Trứng hấp ngải cứu

- Sườn hầm ngải cứu

- Óc heo hầm ngải cứu

- Trứng vịt lộn hầm ngải cứu

loai-rau-tot-cho-chi-em-phu-nu-2-1710819392.jpg
Ngải cứu tráng trứng là món ăn phổ biến được nhiều chị em hay làm. Ảnh internet

Những người không nên ăn ngải cứu

- Người bị viêm gan

- Người mang thai 3 tháng đầu

- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính

Một số bài thuốc từ ngải cứu

- - Chữa kinh nguyệt không đều: Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.

- Chữa đau đầu: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.

- Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.

- Dành cho người bị động thai hoặc giảm đau thấp khớp: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.

Xem thêm: 2 đối tượng được tăng mức lương cực cao lên tới 32% từ 1/7/2024

Minh Khuê (t/h)