Ngoài tăng cân, nạp nhiều đường vào cơ thể gây ra loạt tác hại giật mình khi nghe xong

Đường là loại calo rỗng, dễ gây tăng cân, thiếu giá trị dinh dưỡng, tiểu đường, sâu răng và bệnh tim mạch.

Đường là loại calo rỗng, dễ gây tăng cân, thiếu giá trị dinh dưỡng, tiểu đường, sâu răng và bệnh tim mạch.

Lượng tiêu thụ đồ ăn có đường cũng tăng 10 lần trong hai thập niên. Các chuyên gia cho biết thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, nước giải khát, ngũ cốc có thể gây hại sức khỏe, tăng nguy cơ béo phì, sâu răng, tiểu đường.

Thiếu giá trị dinh dưỡng

Đường là một loại calo rỗng, không cung cấp bất kỳ vitamin, dinh dưỡng hay khoáng chất nào. Tiêu thụ calo rỗng gây nhiều tác hại cho sức khỏe như tăng cân, mất cân bằng, thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến các biến chứng về sức khỏe.

nhung tac hai cua viec an nhieu duong1

Đường là một loại calo rỗng, không cung cấp bất kỳ vitamin, dinh dưỡng hay khoáng chất

Người trưởng thành ở Mỹ tiêu thụ khoảng 308 calo từ đường bổ sung mỗi ngày, nhiều hơn so với khuyến nghị 100 calo ở nữ giới và 150 calo ở nam giới của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA).

Tuy nhiên, các sản phẩm có chứa đường tự nhiên như trái cây được tiêu hóa với tốc độ chậm hơn, trở thành nguồn năng lượng lâu dài, lành mạnh cho cơ thể. Chúng cũng chứa các loại chất dinh dưỡng khác như chất xơ và vitamin khoáng chất.

Mất cân bằng nội tiết tố

Đường giúp giải phóng serotonin và dopamine, hai chất dẫn truyền thần kinh giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc và thư thái. Nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, trở nên lo lắng quá mức, cáu kỉnh và thậm chí là hung hăng.

Thay đổi tâm trạng

Khi bạn ăn đồ ngọt, lượng đường trong máu sẽ tăng vọt. Điều này mang lại sự bùng nổ năng lượng và tỉnh táo bất ngờ. Nhưng khi lượng đường trong máu giảm xuống, năng lượng cũng giảm theo, khiến bạn cảm thấy uể oải, cáu kỉnh và không thể tập trung.

Làm gián đoạn giấc ngủ

Đường có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi cơ thể tiêu hóa đường sẽ giải phóng một loại hormone gọi là cortisol. Loại hormone này được giải phóng để “đối phó” với căng thẳng và có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, đường cũng có thể cản trở giấc ngủ sâu, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải vào ngày hôm sau.

nhung tac hai cua viec an nhieu duong3

Đường có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ 

Bệnh tiểu đường

Thực tế, chế độ ăn nhiều calo dưới bất kỳ hình thức nào đều có thể gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Song trong hầu hết trường hợp, ăn nhiều đường dẫn đến lượng calo cao.

Uống soda hoặc các loại nước giải khát có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Phân tích từ hơn 310.000 tình nguyện viên cho thấy những người tiêu thụ nhiều đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 26% so với nhóm còn lại.

Nghiên cứu định nghĩa mức tiêu thụ cao là từ một đến hai đồ uống có đường mỗi ngày.

Sâu răng

Tiêu thụ nhiều đường có thể gây sâu răng. Sau khi ăn đường, vi khuẩn hình thành trong miệng và tạo ra mảng bám mỏng. Chúng phản ứng với đường có trong thực phẩm và đồ uống, kích hoạt giải phóng một loại axit làm hỏng men răng.

nhung tac hai cua viec an nhieu duong2

Tiêu thụ nhiều đường có thể gây sâu răng

Cơ thể có thể tự chữa lành một số tổn hại. Tuy nhiên, theo thời gian, chế độ ăn nhiều đường gây ra những tổn thương lâu dài, dẫn đến sâu răng - lỗ hổng hình thành trên răng. Các chuyên gia cho biết hạn chế đồ ăn có đường là cách ngăn ngừa tình trạng này.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

Bên cạnh những điều trên, đường cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến chứng trầm cảm. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ lo lắng.

Tóm lại, lượng đường dư thừa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, chúng ta nên duy trì một chế độ ăn uống khoa học, có sự kết hợp của nhiều nhóm chất để cân bằng dinh dưỡng hợp lý và phòng tránh bệnh tật.

Thu Hương (T/h)