Nhập ngoại - thải nội: Hơn cả sự lãng phí

Để giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm phát điện, cơ quan quản lý cần có những hướng dẫn bằng văn bản rõ ràng hơn.

Tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, mặt trời là một trong những chìa khóa chuyển đổi năng lượng Việt Nam để trung hòa CARBON và tiến tới giảm lượng khí phát thải. Thế nhưng do mạng lưới truyền tải không đáp ứng và oái oăm hơn là “do vướng thủ tục” nên mỗi năm có hàng tỷ kWh điện bị cắt bỏ đi vì không lên được lưới. Nhiều nhà đầu tư năng lượng tái tạo thảng thốt: Trời đất ơi! Thủ tục ở trên trời rơi xuống hay sao. Doanh nghiệp không thể tự “đẻ” ra cả hệ sinh thái giấy tờ.

Điện phập phù và cách điều hành

Cách nay chưa lâu, EVN đã tổ chức một Hội nghị phát động phong trào: “Tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân tiết kiệm điện”. 

Đầu tháng 5/2023, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 3% lên mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Việc này được thực hiện sau thời gian dài EVN kêu ca gặp nhiều khó khăn, thậm chí lỗ lớn khi giá đầu vào cho sản xuất kinh doanh điện tăng cao.

Tiêu dùng & Dư luận - Nhập ngoại - thải nội: Hơn cả sự lãng phí

Đang thiếu điện nhưng hàng tỷ kWh điện gió, điện mặt trời bị bỏ đi. Đây là một lãng phí rất lớn cho tài nguyên xã hội, mà còn hơn thế nữa.

Và sau chưa đầy một chu kỳ thanh toán điện, EVN mới đây lại tiếp tục đề xuất cho phép được điều chỉnh giá bán lẻ điện vào tháng 9/2023. 

EVN cho rằng, để bù đắp phần chi phí tăng thêm do các chi phí đầu vào tăng cao theo quy định, đảm bảo cân bằng tài chính, EVN kiến nghị được tiếp tục tăng giá điện. 

Từ năm 2010 đến nay, EVN đã 8 lần điều chỉnh tăng giá điện, giá bình quân từ 1.058 đồng/kWh lên 1.864,44 đồng/kWh (vào năm 2019) và đến nay vẫn tiếp tục báo lỗ và đề nghị điều chỉnh tăng giá điện. 

Không cần ai dạy người dân tiết kiệm điện

Tiêu dùng & Dư luận - Nhập ngoại - thải nội: Hơn cả sự lãng phí (Hình 2).

“Ông điện lực ơi” trong cái nóng bức ngột ngạt và cúp điện.

Tiết kiệm điện là ưu tiên của từng hộ dân, mỗi doanh nghiệp. Không tiết kiệm thì tiền đâu trả khi EVN tính giá theo kiểu bậc thang, dùng càng nhiều, giá càng cao. Đóng chậm tiền điện bị điện lực cắt, muốn mở điện lại thì tốn tiền đóng phí và đi qua nhiều thủ tục.  

Doanh nghiệp không tiết kiệm điện thì chi phí hạch toán vào giá thành sản phẩm đội lên cao, không cạnh tranh được trong thời buổi kinh tế khó khăn và đầy sức ép như hiện nay. Người dân đã có giới hạn điện từ thực tế túi tiền ít ỏi của mình, bởi không ai khác mà chính mình phải trả tiền để mua điện chứ có ai cho không bao giờ. 

Cần khách quan - công bằng mà nói, thiếu điện hay không đâu phải lỗi của dân, vì dân là khách hàng. Vậy thì lý do gì để xài “phung phí” khi cuộc sống của đại đa số người dân Việt Nam vẫn còn nghèo, nhất là khi hàng chục ngàn công nhân bị cắt giảm việc làm; doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn từ tình hình lạm phát gia tăng Nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc nêu tình trạng hàng ngàn MW điện gió, điện mặt trời không phát được lên lưới, trong khi phải nhập khẩu điện từ nước ngoài là vô cùng lãng phí, và cần phải làm rõ trách nhiệm.

Tiêu dùng & Dư luận - Nhập ngoại - thải nội: Hơn cả sự lãng phí (Hình 3).

Nắng nóng gay gắt kéo dài, hệ thống điện Quốc gia đối mặt khó khăn nhưng lại không tận dụng hết các nguồn điện sạch trong nước.

Theo ĐBQH Lê Thanh Vân, điện gió, điện mặt trời Việt Nam có nhiều lợi thế, nhưng mãi gần đây mới đưa vào Quy hoạch điện VIII. Còn một loạt dự án điện gió, điện mặt trời đưa vào Quy hoạch điện VII đang vướng mắc cơ sở pháp lý dẫn đến không hòa được vào lưới điện. Việt Nam có thể xác định là một cường quốc điện gió, điện mặt trời nhưng vì sao vẫn phải nhập khẩu? Có doanh nghiệp phải đóng cửa, chạy chỉ để duy trì kỹ thuật nhưng không hòa vào mạng lưới được.

Để giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm phát điện, cơ quan quản lý cần có những hướng dẫn bằng văn bản rõ ràng hơn. Những điều kiện nào tại Thông tư 15 gây khó khăn cho nhà đầu tư thì cần được bãi bỏ. Mức giá trần có được điều chỉnh hay không, cách tính giá trần cũng cần được làm rõ.

Theo các nhà đầu tư, họ phải chờ đợi hơn 2 năm để có cơ chế giá phát điện mới, làm cơ sở để thỏa thuận giá bán điện với EVN. Với khung giá này, giá bán điện thực tế của các dự án chuyển tiếp sau đàm phán sẽ thấp hơn hoặc bằng mức trần tại khung.

Các nhà đầu tư năng lượng tái tạo lo ngại những bất cập về pháp lý, hiệu quả tài chính thấp khiến các doanh nghiệp “bung toang”. Theo tính toán, chỉ tính riêng tổng vốn đầu tư của 34 dự án điện tái tạo đã hoàn thành đầu tư xây dựng gần 85.000 tỷ đồng, trong đó 58.000 tỷ đồng là vốn vay ngân hàng. Nếu không giải cứu kịp thời không chỉ gây lãng phí vô cùng trong khi cả nước đang thiếu điện gay gắt, mà còn khiến các doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo phá sản, dẫn đến sự đổ vỡ khôn lường.

Phương Anh