Những bước tiến mới trong phát triển kinh tế xã hội tại xã Đại Mạch

Trong những năm gần đây, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nông thôn xã Đại Mạch đang từng ngày khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; cơ sở hạ tầng được đầu tư, bộ mặt đô thị chuyển mình rõ rệt. Lòng tin đối với Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ xã đến thôn củng cố vững mạnh, tạo cho Đại Mạch một sức mạnh mới.

Là một xã mà thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Mạch đã tranh thủ được sự lãnh đạo, trợ giúp của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp trên đã vươn lên xây dựng quê hương đổi mới. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, Đảng bộ đoàn kết, phát huy nội lực, chỉ đạo ban ngành chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào đồng ruộng, đầu tư phát triển một số ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao.

76

Khen thưởng các tập thế, cá nhân có thành tích xuất sắc phong trào “ Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2003 – 2023”

Đến nay, xã Đại Mạch đã có sự đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, phát triển và chuyển dịch tích cực, tăng trưởng khá góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung. Chăn nuôi phát triển theo hướng giảm mạnh hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thì việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải  theo hướng phát triển mạnh thương mại, dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Có thể thấy, hoạt động thương mại, dịch vụ, xây dựng, công nghiệp đang theo hướng tích cực và góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, có sự giảm dần về hộ nghèo.

Xã Đại Mạch giáp Khu công nghiệp Thăng Long, có dự án Cầu Thượng Cát và tuyến đường sắt Đô thị nối với Vĩnh Phúc và Đường 5 kéo dài, các tuyến đường khác kết nối thuận lợi với sân bay Nội Bài, đường sông. Sự thuận lợi về giao thông là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội của xã. Vì vậy xã tiếp tục xây dựng và quản lý tốt các quy hoạch, gắn với quản lý tài nguyên, môi trường. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được coi là mục tiêu thực hiện của xã Đại Mạch trong công tác văn hóa – thông tin. Các phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa đã đi vào nề nếp. Nhân dân xã Đại Mạch luôn đoàn kết cùng nhau giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa”. Không những thế, để gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của quê hương, người dân thường  tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian, thể dục - thể thao tại các thôn, làng mang tính lành mạnh, tiết kiệm...

77

Các Lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm, giữ gìn nguyên vẹn giá trị văn hoá

78

Lễ hội Miếu Lũng Đông xã Đại Mạch năm 2023

79

Ông Vương Ngọc Chi – Chủ tịch UBND xã đánh trống khai mạc tại di tích Lịch sử - Văn hóa Miếu Lũng Đông.

80

81

Giải Cờ tướng lần đầu tiên được xã Đại Mạch tổ chức đã thành công tốt đẹp        

Xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu được tập trung chỉ đạo, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, hiện đại, văn minh. Tăng cường củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự trong mọi tình huống.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục. Để tình hình kinh tế - xã hội diễn ra với nhiều thuận lợi, đạt nhiều kết quả tốt, cũng như giữ vững chính trị, an ninh trật tự, các chế độ chính sách được bảo đảm, tới đây, xã Đại Mạch sẽ  nỗ lực hơn nữa để đưa ra các phương hướng và nhiệm vụ nhằm phát triển kinh tế - xã hội mạnh và vượt bậc, vươn lên tầm cao mới.

Hoài Thu