Sử dụng CCCD kiểu này sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng, nhiều người vô tình làm sai

Từ ngày 01/7/2024, việc cấp thẻ Căn cước mẫu mới theo quy định của Luật Căn cước đã chính thức được triển khai. Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ này cũng đi kèm với nhiều quy định và hạn chế, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt.

5 trường hợp vi phạm liên quan thẻ CCCD bị xử phạt từ 4-6 triệu đồng

1. Làm giả giấy CMND, CCCD

Việc làm giả các loại giấy tờ như Giấy CMND, thẻ CCCD là hành vi bất hợp pháp và bị xử phạt từ 4-6 triệu đồng. Đây là một tội danh nghiêm trọng với hậu quả pháp lý lớn đối với người vi phạm.

2. Sử dụng giấy CMND, CCCD giả

Nếu sử dụng giấy tờ giả mạo để thực hiện các giao dịch, người dân cũng sẽ bị xử phạt với mức phạt tương tự như trên.

3. Thế chấp, cầm cố Giấy CMND, CCCD

Việc thế chấp, cầm cố hoặc nhận cầm cố giấy tờ cá nhân của người khác cũng là hành vi bất hợp pháp và sẽ bị xử phạt.

4. Mua, bán, cho thuê giấy CMND, CCCD

Hoạt động mua bán, thuê, cho thuê giấy tờ cá nhân là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

5. Mượn, cho mượn giấy CMND, CCCD

Việc mượn hoặc cho mượn giấy tờ cá nhân để thực hiện các hành vi phạm pháp cũng sẽ bị xử phạt nghiêm trọng.

the-can-cuoc-cong-dan-1712127108.jpeg
Những sai phạm liên quan đến thẻ CCCD có thể bị xử phạt từ 4-6 triệu đồng. Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý quan trọng

Cơ quan Công an khuyến cáo người dân không nên mạo danh người khác hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo để thực hiện các giao dịch. Việc này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra rủi ro pháp lý và tài chính đáng kể.

Ngoài ra, việc mất CCCD hoặc CMND cũng cần được thông báo ngay cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ làm lại thẻ. Điều này giúp chứng minh rằng chủ sở hữu thẻ không liên quan đến các giao dịch không phù hợp trong thời gian thẻ bị mất, đồng thời ngăn chặn các hoạt động gian lận, lừa đảo sử dụng thông tin cá nhân.

Tránh đăng tải, chia sẻ thông tin CCCD, CMND, hoặc tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội cũng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ thông tin cá nhân.

Đối tượng buộc phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 1/7/2024, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thay thế cho Luật CCCD. Theo đó, một số trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước, bao gồm:

Thứ nhất, khi công dân đến độ tuổi phải làm thẻ căn cước là 14 tuổi.

Thứ hai, khi thẻ CCCD gắn chip hết hạn (thời hạn in trên mặt trước, góc dưới cùng bên trái của thẻ).

Thứ ba là những công dân có thay đổi thông tin về nhân thân, thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp lại đơn vị hành chính.

Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ cấp lại thẻ căn cước khi công dân có nhu cầu trong một số trường hợp sau:

Thứ nhất, công dân đã có thẻ CCCD gắn chip nhưng muốn đổi sang thẻ căn cước mới.

Thứ hai, Luật Căn cước mới bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi. Tuy nhiên, việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

Xem thêm: Trường hợp duy nhất được đổi thẻ CCCD/CMND quá hạn mà không bị phạt

Bảo Linh (t/h)