Vậy đâu là cách deal lương hiệu quả khi ứng tuyển việc làm sales admin hay bất cứ công việc nào khác? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Xác định mức lương phù hợp
Xác định mức lương muốn nhận được nhưng phải phù hợp với thực tế là việc đầu tiên bạn cần làm trong quá trình deal lương.
Trước hết, mức lương bạn xác định nên trong khoảng lương trung bình mà các doanh nghiệp đang trả trên thị trường cho công việc đó. Bạn cần đọc các tin tuyển dụng cho cùng vị trí ở các doanh nghiệp khác để tìm hiểu thông tin này. Sau đó, bạn tìm hiểu kỹ về công việc, về doanh nghiệp ứng tuyển. Thậm chí có thể dò hỏi và tìm ra mức lương mà doanh nghiệp đang trả cho nhân sự ở vị trí bạn ứng tuyển.
Cuối cùng là xác định giá trị bản thân, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn sẽ đóng góp được gì cho họ và nhận mức lương nào là xứng đáng.
Căn cứ vào thông tin đó, bạn sẽ đưa ra mức lương phù hợp. Nếu nhà tuyển dụng đồng ý, bạn cũng không bị “hớ”. Còn nếu họ cần suy nghĩ lại, bạn có thêm căn cứ, thông tin để đàm phán với họ.
Không nhắc đến vấn đề lương
Mặc dù chuẩn bị rất kỹ cho phần deal lương nhưng đừng vì nóng vội mà bạn nhắc tới lương trước khi nhà tuyển dụng đề cập đến nó. Bạn cũng đừng quá sốt ruột mà đặt câu hỏi gợi mở bởi sớm muộn nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến nó nhất là khi bạn thuộc nhóm ứng viên tiềm năng.
Nếu đề cập đến vấn đề này trước, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn quá thực dụng và chỉ quan tâm tới tiền bạc. Vì thế, cách deal lương hiệu quả là thể hiện thật tốt bản thân, khi đến thời điểm thích hợp, chính nhà tuyển dụng sẽ lên tiếng về vấn đề thu nhập.
Khéo léo nói về mức lương cũ
Khi nhà tuyển dụng đề cập tới mức lương cũ cũng là lúc quá trình đàm phán lương bắt đầu. Do đó, bạn nên khéo léo khi chia sẻ thông tin này. Bởi đây là cơ sở để nhà tuyển dụng “định giá” giá trị của bạn ở hiện tại.
Nếu lương cũ ở mức thấp, nó sẽ cản trở quá trình bạn deal lương. Vậy nên, bạn nên cân nhắc mức lương quá khứ và mức lương đề xuất để có quyết định hợp lý. Nếu khó quá, bạn không nhất thiết phải đưa ra con số cụ thể. Thay vào đó, hãy tiếp tục khẳng định năng lực, đóng góp cho doanh nghiệp khi trúng tuyển.
Đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin
Thay vì đưa ra mức lương mong muốn ngay lập tức, bạn hãy đặt thêm câu hỏi để hiểu chính sách của công ty. Bạn hỏi thêm về phúc lợi, những khoản trợ cấp, quyền lợi về bảo hiểm... Đặc biệt ở vị trí có thưởng theo KPI hay doanh số thì bạn cần hỏi rõ.
Những thông tin này giúp bạn có cái nhìn tổng quát về thu nhập thực tế bạn được hưởng. Hơn nữa, nó giúp bạn có cơ sở để thương lượng thêm các quyền lợi khác ngay cả khi đã chốt lương.
Đưa ra khoảng lương phù hợp thay vì con số
Thông thường ứng viên đề xuất mức lương cao hơn mức cũ khoảng 10% tới 15%. Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ hạ xuống một ít mức lương bạn đề nghị. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc lại nguyên tắc ban đầu để xác định đúng mức lương phù hợp ở hiện tại. Nó có thể cao hơn 50% thậm chí gấp đôi mức lương cũ.
Hơn nữa, bạn nên đưa ra khoảng lương phù hợp thay vì con số cụ thể. Ví dụ lương của thiết kế đồ họa một tháng là 15-20 triệu, lương của một content seo là 10 - 15 triệu. Việc đưa khoảng lương này giúp nhà tuyển dụng hiểu, bạn sẽ chấp nhận mức lương trong khoảng đề nghị. Còn nếu bạn muốn ở mức cao nhất, hãy đưa thêm lý do để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Tự tin và thận trọng
Trong quá trình đàm phán, bạn luôn thể hiện sự tự tin vào năng lực cũng như chứng tỏ, bạn xứng đáng với lương đề xuất. Bạn cũng nên thể hiện sự thẳng thắn và rõ ràng.
Nếu nhà tuyển dụng đưa mức lương quá thấp so với mức bạn mong muốn, hãy thẳng thắn chỉ ra điểm ưu việt của bạn. Điều đó chứng tỏ với nhà tuyển dụng, bạn hiểu rất rõ giá trị bản thân. Nếu mức lương họ đưa ra thấp hơn không đáng kể so với mức bạn đề xuất, hãy xin thêm thời gian cân nhắc, không nên từ chối ngay.
Cuối cùng kể cả hai bên không đạt được thỏa thuận, bạn cũng hãy thể hiện sự biết ơn và dành lời cảm ơn cho nhà tuyển dụng. Có thể chính lúc này, họ lại đáp ứng đề xuất vì chính sự chuyên nghiệp của bạn.
Hi vọng với chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm về cách deal lương hiệu quả với nhà tuyển dụng.
Chúc bạn thành công!
Nguyễn Lý