VN-Index tăng mạnh rồi lại giảm sâu, thanh khoản "tụt áp"

Tuy có Vietcombank dẫn dắt nhưng VN-Index vẫn không duy trì được đà tăng, nguyên do là đại đa số dòng midcap đều giảm mạnh, lực cầu suy yếu quanh vùng 1.010 điểm.

au những phiên giằng co, VN-Index đã chính thức quay đầu bởi lực bán mạnh ngay từ đầu phiên, sắc đỏ chiếm ưu thế toàn thị trường. Nhóm cổ phiếu bất động sản, dầu khí, bán lẻ, chứng khoán chính là tác nhân chính ghìm chỉ số xuống.

Ngay sau ATO, thị trường bật tăng trở lại, giằng co với mức tăng 4 điểm. Điểm sáng của phiên phải kể đến nhóm ngành xây dựng, tiêu biểu là PC1, C4G, FCN, DPG, HHV, CII,…

Thị trường duy trì tâm lý thận trọng với kết thúc phiên sáng ngày 29/12, VN-Index giảm 2,29 điểm, tương đương 0,23% xuống 1.013,37 điểm. Toàn sàn có 114 mã tăng, 230 mã giảm và 95 mã đứng giá. HNX-Index giảm 2,16 điểm, tương đương 1,05% xuống 203,88 điểm, UPCoM-Index tăng 0,58 điểm, tương đương 0,82% đạt 71,02 điểm.

Tài chính - Ngân hàng - VN-Index tăng mạnh rồi lại giảm sâu, thanh khoản 'tụt áp'

Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 29/12 (Nguồn: FireAnt).

Sang đến phiên chiều, thị trường dao động trong biên độ hẹp với mức tăng giảm đan xen, áp lực bán tăng cao khiến VN-Index càng về cuối phiên càng rơi không lực cầu đỡ, chỉ số tiến gần hơn về 1.000 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/12, VN-Index giảm 6,37 điểm, tương đương 0,63% xuống 1.009,29 điểm. Toàn sàn chỉ có 147 mã tăng, còn lại 237 mã giảm, 93 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 0,5 điểm, tương đương 0,24% lên 206,54 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng, 86 mã giảm và 63 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng nhẹ 0,45 điểm lên 70,89 điểm. Riêng rổ VN30 ghi nhận 21 mã giảm giá.

Dòng ngân hàng đang là tác nhân chính khiến chỉ số quay đầu ở những giây phút cuối phiên, theo đó BID dẫn đầu với mức giảm 4,53%, kế đến VPB với 1,93%, STB giảm 2,4%, EIB giảm 3,23%,… tuy nhiên hướng ngược lại, VCB đang dẫn đầu mức hồi phục với 0,88% tăng điểm, SSB cũng tăng 0,46%, OCB tăng 0,84%,…

Cùng với đó, nhóm xây dựng về cuối phiên cũng cho thấy sự hồi phục tích cực, đã góp phần giảm mức rơi của thị trường, tiêu biểu là các cổ phiếu THD, VCG, HHV, DPG, LCG,… đây đều là các cổ phiếu có yếu tố đầu tư, đang có triển vọng đầu tư năm 2023 theo các chuyên gia.

Dòng bảo hiểm cũng được cho là có công sức trong việc kéo lại chỉ số với PVI, PTI, BIC, VNR, MIG,…riêng PTI còn tăng đến gần 8% khi kết phiên.

Tài chính - Ngân hàng - VN-Index tăng mạnh rồi lại giảm sâu, thanh khoản 'tụt áp' (Hình 2).

Top cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số chung.

Phần còn lại, sắc đỏ lớn đến từ hầu hết các nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, công nghệ,… đã cho thấy sự quay đầu quyết liệt của VN-Index, nhà đầu tư buộc phải cẩn trọng hơn trong giai đoạn này.

Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên đạt 9.217 tỷ đồng, giảm 25% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE cũng giảm 22,8% xuống 8.235 tỷ đồng. Tại nhóm VN30, thanh khoản thị trường đạt 4.520 tỷ đồng.

Khối ngoại dường như đã phân chia lực bán và lực mau đều nhau, khi giá trị mua ròng chỉ còn 136,18 tỷ đồng. Cụ thể, khối này giải ngân 679 tỷ đồng và bán ra 592 tỷ đồng. Những mã được mua mạnh chính là HPG 47 tỷ đồng, VNM 41 tỷ đồng, VCB 32 tỷ đồng, VIC 22 tỷ đồng, CTG 21 tỷ đồng,… Ngược lại những mã bị đẩy bán chính là NVL 193 tỷ đồng, PDR 18 tỷ đồng, BID 10 tỷ đồng, VGC 9,6 tỷ đồng,….