Rau họ cải, gồm súp lơ xanh, cải thảo, xà lách, củ cải, súp lơ trắng, đặc biệt chứa hợp chất chứa lưu huỳnh, tạo nên hương vị cay nồng đặc trưng của và giúp giảm nguy cơ ung thư.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn nhiều rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh và cải bruxen giúp chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi.
Bên cạnh đó, viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cũng liệt kê các loại rau lá xanh đậm làm chiến binh chống lại sự phát triển của tế bào ác tính.
Cà chua
Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm rất giàu vitamin và chất khoáng, cà chua có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh. Cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A.
Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, photpho... có lợi cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng lycopene, trong cà chua, làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày. Đặc biệt các loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.
Cà tím
Trong cà tím, màu vỏ đen tím tuyệt đẹp của chúng chứa một chất dinh dưỡng thực vật mạnh gọi là nasunin, đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ màng tế bào khỏi bị hư hại.
Ăn cà tím thường xuyên giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp và chứa nhiều chất chống ung thư. Trong cà tím có “solanine” – chất có thể ngăn chặn việc phát triển của khối u trong hệ tiêu hóa.
Ngoài tác dụng tốt cho tim mạch, não, chống đông máu, bảo vệ tiêu hóa, nhiều nghiên cứu cho thấy cà tím còn có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư.
Mặc dù cà tím rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên một số người bị bệnh thận hoặc sỏi mật thì nên hạn chế ăn.
Tỏi
Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ...
Trúc Chi (T/h) - Theo Người Đưa Tin Pháp Luật