Thức dậy đột ngột
Vào những ngày đông lạnh, bạn nên nằm trường giường một lúc rồi từ từ dậy, không nên vội vã bỏ chiếc chăn bông ấm áp sang một bên và ngồi bật dậy. Hơi ấm trên giường thời điểm này chính là thứ cứu mạng, do đó bạn không nên đột ngột bỏ các biện pháp bảo vệ giữ ấm cho cơ thể.
Nếu đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh, da cùng mạch máu trong cơ thể sẽ nhanh chóng co lại, không kịp thích nghi dễ dẫn đến chóng mặt, đánh trống ngực, hạ huyết áp, nguy hiểm hơn là gây tai biến tim mạch.
Cách thức dậy an toàn vào buổi sáng mùa đông là nằm trên giường thêm 3 phút sau khi mở mắt, hít vào thở ra từ từ và kéo căng các khớp. Sau đó, bạn ngồi dậy trong 2 phút rồi mới xuống giường. 5 phút đó sẽ giúp mạch máu và tim có thời gian đệm để thích nghi, đồng thời giúp tăng cường sự linh hoạt của các chi.
Không mặc đủ ấm khi rời giường
Thói quen này dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, dẫn tới các vấn đề như lạnh chân tay, đau tức ngực, tăng huyết áp…, khả năng cao xảy ra các cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Vì vậy, khi ra khỏi giường vào những ngày trời lạnh, bạn cần chú ý mặc thật ấm, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột.
Vận động mạnh vào sáng sớm
Nhiều người có thói quen dậy sớm và ra ngoài tập thể dục, ngay cả vào những ngày mùa đông thời tiết lạnh giá. Tuy tập luyện thể thao là hoạt động tốt cho sức khỏe nhưng nhiệt độ vào buổi sáng mùa động khá thấp, nếu ra ngoài vận động lúc này dễ khiến cơ thể nhiễm lạnh.
Những người cao tuổi, người bị tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu… nên tránh vì nhóm người này thường có sức đề kháng kém, cơ chế điều hòa mạch máu não không tốt, khi thay đổi môi trường đột ngột như vậy thì nguy cơ đột quỵ càng cao.
Một số người lựa chọn các hình thức vận động mạnh như chạy bộ, bơi lội, tập tạ, đu xà… để tập vào lúc sáng sớm. Đây đều là những hoạt động đòi hỏi sự gắng sức tức thời và tác động mạnh hơn đến hệ tim mạch, dễ gây tai biến mạch máu não.
Uống nhiều nước ngay khi thức dậy
Uống nước vào buổi sáng rất tốt nhưng bạn không nên uống quá nhiều một lúc, đặc biệt là vào mùa đông. Việc uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ làm tăng tải trọng cho tim. Những người có vấn đề tim mạch có thể gặp các triệu chứng như khó thở và tim đập nhanh.
Bạn tốt nhất chỉ nên uống khoảng 200 – 300 ml và uống từng ngụm nhỏ. Một điều cần lưu ý nữa là đừng đợi tới khi cảm thấy khát mới uống nước.
Tắm quá lâu buổi sáng
Nhiều người có thói quen tắm nước nóng vào buổi sáng mùa đông và thích ngâm mình trong bồn nước mà không biết việc này vô cùng nguy hiểm.
Việc tắm quá lâu sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp quá mức, dễ gây cảm lạnh, tác động không tốt đến các mạch máu, huyết áp, thậm chí khiến bạn ngất xỉu.
Bên cạnh đó, tắm nước quá nóng trong thời gian dài cũng gây áp lực cho tim. Lý do là vì tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy cung cấp đến tim.
Tắm nước nóng quá lâu cũng có thể khiến da bị mất nước, trở nên khô ráp và lão hóa nhanh hơn. Vào những ngày trời đông lạnh, bạn tốt nhất chỉ nên tắm trong khoảng 10 – 15 phút, nhiệt độ nước thích hợp để tắm nhất là từ 24 – 29 độ.