7 thực phẩm "đại kỵ" với người mắc bệnh tuyến giáp

Người bệnh tuyến giáp cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Vậy người mắc bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn gì để giảm nguy cơ trở nặng?

Bệnh tuyến giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp sản xuất hormone để duy trì sự trao đổi chất cân bằng cho cơ thể. Bệnh tuyến giáp xảy ra do sự thay đổi cấu trúc mô học, đặc biệt khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn (cường giáp hoặc suy giáp).

Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone sẽ gây bệnh suy giáp. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tăng cân, không thể chịu được nhiệt độ lạnh.

Khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone, cơ thể sẽ gây bệnh cường giáp. Người bệnh cường giáp sử dụng năng lượng quá nhanh khiến cơ thể mệt mỏi, cảm thấy lo lắng, tim đập nhanh, sụt cân. Hai rối loạn chính này của tuyến giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Người mắc bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì?

Người mắc bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì là vấn đề nhiều người quan tâm sau khi được chẩn đoán bệnh bởi ai cũng hiểu rõ rằng chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hạn chế các tiến triển xấu của bệnh.

Song song với việc bệnh nhân phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo những liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì người bệnh cũng cần phải tránh các loại thực phẩm phẩm sau:

Đậu nành

Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành như đậu hũ, nước tương, sữa đậu nành... không tốt cho người có bướu giáp, nhân giáp. Bởi trong đậu nành có chất goitrogens cản trở sự xâm nhập của iốt vào tuyến giáp khiến cổ phình to. Chất này còn làm giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột. Phytoestrogen trong đậu nành có thể bắt chước tác dụng của estrogen can thiệp vào hoạt động bình thường của tuyến giáp. Chất isoflavone trong thực phẩm này cũng có thể gây hại cho sức khỏe tuyến giáp.

Các loại đồ hộp hay thực phẩm chế biến sẵn

Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn đều có sử dụng chất phụ gia và chứa lượng calo lớn, sẽ có những tác động xấu đến tuyến giáp. Hơn nữa, hàm lượng đường trong thực phẩm chế biến sẵn cũng khá cao không tốt cho người bị bệnh tuyến giáp. Vì vậy lời khuyên cho người mắc bệnh tuyến giáp là nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn , sử dụng đồ tươi sống bao giờ cũng tốt hơn cho sức khỏe.

Thực phẩm chứa gluten

Đời sống - 7 thực phẩm 'đại kỵ' với người mắc bệnh tuyến giáp

Những người mắc bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten không nên ăn thực phẩm chứa gluten như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì,.. Theo đánh giá năm 2021 được công bố trên tạp chí Nutrients, bệnh celiac và các bệnh tuyến giáp tự miễn dịch như viêm tuyến giáp Hashimoto… luôn xuất hiện cùng nhau.

Đánh giá ghi nhận, các vi sinh vật đường ruột không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và sự hấp thụ các vi chất dinh dưỡng, mà còn cả chức năng tuyến giáp. Đó là lý do nếu bạn bị bệnh celiac, hãy duy trì chế độ ăn không có gluten nghiêm ngặt.

Các loại rau họ cải

Đời sống - 7 thực phẩm 'đại kỵ' với người mắc bệnh tuyến giáp (Hình 2).

Các loại rau họ cải như: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, củ cải, cải ngọt... chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có thể cản trở sản xuất hormone tuyến giáp, ngăn chặn khả năng sử dụng iốt của tuyến giáp.

Tuy nhiên, người bệnh cần tiêu thụ một lượng đáng kể các loại rau họ cải để tác động đến sự hấp thụ iốt. Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc cả chứng suy giáp và thiếu iốt cần nấu chín các loại rau họ cải để làm giảm tác dụng của chúng đối với tuyến giáp. Mỗi ngày, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 142 g.

Thực phẩm béo (bơ, thịt, đồ chiên)

Đời sống - 7 thực phẩm 'đại kỵ' với người mắc bệnh tuyến giáp (Hình 3).

Chất béo có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể, cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, người bệnh tuyến giáp nên loại bỏ các loại thực phẩm chiên rán, giảm lượng chất béo từ các nguồn như: bơ, sốt mayonnaise, bơ thực vật, thịt mỡ.

Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm chế biến như: bánh quy, bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt, đồ uống có đường, đồ ăn nhẹ đóng gói, có chứa đường tinh luyện gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh tuyến giáp, lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến tăng cân và các bệnh lý khác. Ngoài ra, tuyến tụy, gan cũng có thể bị tổn hại khi ăn quá nhiều đường tinh luyện.

Thay vào đó, người bệnh có thể ăn những thực phẩm lành mạnh như: trái cây, rau, protein nạc (gà không da, cá…).

Nội tạng

Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế ăn nội tạng động vật vì chứa hàm lượng axit lipoic khá cao sẽ ảnh hưởng đến một số loại thuốc tuyến giáp trong quá trình điều trị. Nếu ăn quá nhiều, tuyến giáp dễ rối loạn.

Minh Hoa (t/h)