Tâm lý chung là ông bà nào cũng thương cháu, nhưng con là do bố mẹ sinh ra nên tôi nghĩ mình hoàn toàn có quyền quyết định mọi thứ liên quan đến con trai và con gái của mình. Dù đôi khi điều đó khiến cho tôi và ông bà xảy ra xích mích.
Lấy chồng là con trai cả trong nhà, tôi sinh con đầu lòng cũng là bé trai nên dĩ nhiên thằng bé chính là cháu đích tôn trong gia đình. Biết mình được ông bà nội cưng chiều, con trai tôi từ nhỏ đã khá cứng đầu. Càng lớn thì đứa trẻ lại càng khó bảo hơn. Nhưng trước lúc dọn ra ở riêng, vì vẫn còn cảnh sống chung với bố mẹ chồng nên tôi có một chút dè chừng, nể nang ông bà.
Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên từ ngày dọn ra ở riêng, tôi thoải mái nuôi dạy con theo cách của mình mà không cần phải "nhìn mặt" ai cả. Cũng chính vì mất đi chỗ dựa vững chắc là ông bà nên con trai tôi không còn "tự tung tự tác" như trước nữa. Tôi cứ nghĩ mình đã uốn nắn được con, nhưng không ngờ tất cả chỉ là cách để thằng bé "che mắt" mẹ.
Những gì tôi không cho, con liền lén lút đi xin ông bà nội. Thậm chí đứa trẻ còn giấu tôi mua điện thoại, chat chít hẹn hò bạn gái và suốt ngày lướt mạng xã hội. Tôi hoàn toàn không phát hiện ra điều này, cho đến khi nghe cô giáo chủ nhiệm của con phàn nàn. Cô ấy còn cảnh báo tôi rằng, nếu tiếp tục tình trạng này thì con trai tôi hoàn toàn không thể tốt nghiệp lớp 10 vào năm tới.
Nghe cô giáo nói, tôi tức điên. Ban đầu còn tính cho thằng bé nghỉ hè nhưng tôi đã thay đổi quyết định, đăng ký lớp học thêm toán, lý, hoá và ngoại ngữ cho con, bắt đầu từ tuần sau sẽ đi học luôn. Để tình trạng như trước không xảy ra, tôi sát sao theo dõi mọi "nhất cử nhất động" của con.
Bị mẹ kèm cặp, con trai tôi lại tiếp tục "cầu cứu" ông bà nội. Thằng bé khóc lóc nói mẹ ép học, không cho nó nghỉ hè. Bố mẹ chồng tôi nghe vậy, thương cháu nên đã từ nhà qua thẳng nhà tôi nói chuyện. Ông bà yêu cầu tôi để cháu trai được vui chơi, không phải học thêm hè. Thấy thái độ tôi kiên quyết, bố chồng còn thuyết phục bằng cách tặng hẳn chuyến du lịch hè 100 triệu ở nước ngoài với điều kiện gia đình tôi cùng đi với nhau.
Ảnh minh hoạ
Dĩ nhiên tôi biết mục đích chính là ông muốn cháu trai đi chơi. Mặc dù đây là điều kiện hết sức đơn giản, đi chơi mà không tốn tiền, được tài trợ thế này thì ai chả thích. Dẫu vậy tôi vẫn không do dự suy nghĩ nhiều mà thẳng thừng từ chối luôn. Cũng vì trước đây nhân nhượng, nể nang bố mẹ chồng nhiều lần mà con trai tôi càng ngày càng "được nước lấn tới", không biết sợ mẹ là gì, lời nói của tôi không còn sức nặng đối với thằng bé nữa.
Chính vì vậy mà lần này tôi quyết không mềm lòng. Tôi biết bố mẹ chồng có ý tốt, nhưng cứ chiều cháu như thế thì rõ ràng là đang làm hư nó còn gì. Nếu chẳng may con không vào được lớp 10 thì ai sẽ chịu trách nhiệm, lỗi thuộc về phần ai. Sắp bước vào năm cuối cấp rồi, đây là thời điểm quan trọng để con cật lực mày mò sử sách, và cần phải chăm chỉ hơn nữa. Một năm không nghỉ hè thì có sao, đi học thêm cũng là tốt cho bản thân con chứ không hại gì thằng bé cả. Mọi người nghĩ tôi nói có đúng không, nếu ở trong trường hợp này thì mọi người sẽ làm như tôi chứ...
Tâm sự từ độc giả kimlien...@gmail.com
Khi quyết định cho con đi học thêm trong những ngày hè, bố mẹ cần cân nhắc nhiều yếu tố quan trọng để đảm bảo lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng của con.
Trước hết, bố mẹ cần đánh giá nhu cầu và khả năng học tập của con. Bố mẹ cần xem xét xem con có thực sự cần ôn lại và củng cố kiến thức đã học, hay cần chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới không. Đồng thời, bố mẹ cũng cần phải hiểu rõ về năng lực tiếp thu và học tập của con để lựa chọn những khóa học phù hợp, không quá sức mà cũng không quá dễ dàng.
Bên cạnh đó, việc giữ gìn sức khỏe và tâm lý ổn định cho con cũng vô cùng quan trọng. Các khóa học bổ sung trong hè có thể gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng cho con, ảnh hưởng đến sự vui chơi, nghỉ ngơi và phát triển toàn diện. Vì vậy, bố mẹ cần cân bằng hợp lý giữa học tập và nghỉ ngơi, tránh để con bị quá tải.
Về mặt tài chính, các khóa học hè thường khá tốn kém, do đó bố mẹ cũng cần xem xét khả năng chi trả của gia đình. Phụ huynh cần cân nhắc xem chi phí có xứng đáng với những lợi ích mà con có thể đạt được hay không.
Cuối cùng, việc đảm bảo sự cân bằng giữa học tập và các hoạt động khác bên ngoài cũng rất quan trọng. Bố mẹ cần chắc chắn rằng con có đủ thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi và tham gia các hoạt động khác, không chỉ tập trung vào học tập suốt mùa hè.
Chỉ khi xem xét kỹ lưỡng những yếu tố này, bố mẹ mới có thể đưa ra quyết định tốt nhất vì sự phát triển toàn diện của con.