Cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn: Không để tình trạng khan hiếm vật liệu do chậm trễ trình tự hồ sơ

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cùng đoàn công tác đã kiểm tra thực tế tại công trường dự án cao tốc qua địa bàn tỉnh Bình Định.

Phải quyết tâm, quyết liệt hơn ở Cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn

Thứ trưởng Lê Đình Thọ ghi nhận nỗ lực bước đầu của các đơn vị trong việc xử lý các vướng mắc về việc khai thác, cung ứng vật liệu cao tốc theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT.

Hiện, các đơn vị mới đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục trình UBND tỉnh, địa phương. Thứ trưởng lưu ý, nếu không rốt ráo, dễ dẫn đến các bước cấp phép kéo dài, gây khan hiếm vật liệu, ảnh hưởng tiến độ triển khai cao tốc.

"HĐND tỉnh giữa tháng 7 họp, đúng ra đến thời điểm này, Ban QLDA, các nhà thầu phải chủ động phối hợp làm xong hồ sơ trình UBND tỉnh, để thông qua HĐND. Nhưng đến nay, vẫn còn hai mỏ chưa xong hồ sơ thủ tục. UBND tỉnh đã hỗ trợ tối đa, xử lý cả ngày cả đêm, nhưng HĐND họp có định kỳ, không chờ được. Kỳ họp này các mỏ chưa được thông qua, chắc chắn phải chờ đến kỳ họp cuối năm, như vậy sẽ rất trễ", Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh.

Kinh tế - Cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn: Không để tình trạng khan hiếm vật liệu do chậm trễ trình tự hồ sơ

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cùng đoàn công tác đã kiểm tra thực tế tại công trường dự án cao tốc qua địa bàn tỉnh Bình Định.

Thứ trưởng thông tin, tất cả các vướng mắc, kiến nghị từ các địa phương, dự án, Ban QLDA 85, các tổ công tác sẽ tổng hợp, báo cáo chi tiết để Bộ GTVT trình Chính phủ.

"Lần này không báo cáo chung chung mà phải cụ thể chi tiết từng điểm mỏ, dự án, vướng mắc gì, khó khăn ra sao. Sau đợt kiểm tra này, không dự án nào, nhà thầu nào đổ lỗi do thiếu vật liệu, khó khăn về cơ chế chính sách. Tuyệt đối không để tình trạng khan hiếm vật liệu do chậm trễ trình tự hồ sơ, đặc biệt thủ tục chuyển đổi mục đích rừng...", Thứ trưởng Lê Đình Thọ đề nghị.

Trước kiến nghị địa phương về cơ chế nộp tiền quỹ bảo vệ rừng trước khi tìm được diện tích trồng rừng thay thế, cơ chế nâng công suất không quá 50% các mỏ cát, Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, trình Chính phủ, Bộ NN&PTNT để kịp thời tháo gỡ...

Kinh tế - Cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn: Không để tình trạng khan hiếm vật liệu do chậm trễ trình tự hồ sơ (Hình 2).

Thứ trưởng đề nghị nhanh chóng gỡ vướng cấp mỏ vật liệu cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.

"Giờ đang mùa nắng, nếu vật liệu không được khơi thông, việc thi công càng khó khăn trong mùa mưa sắp tới. Cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn mới đạt tiến độ 3%, so với các dự án khác còn chậm nên càng phải quyết tâm, quyết liệt hơn nữa", thứ trưởng yêu cầu.

Vướng mắc lớn hiện nay là trình tự thủ tục chuyển đổi đất rừng

Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Thanh Hoài, Giám đốc Ban QLDA 85, báo cáo, các dự án cao tốc đang ở giai đoạn đầu thi công nền móng nên cần tập trung đất, cát san lấp. Trong đó, cao tốc đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn cần đến hơn 8,3 triệu m3 (khối) đất đắp, được quy hoạch 14 mỏ.

Đến nay qua khảo sát, đánh giá lại trữ lượng các mỏ, chỉ có 9 mỏ đất trong quy hoạch và 1 mỏ mở rộng đáp ứng đủ nhu cầu đất đắp cho dự án cao tốc thành phần này.

Hiện, có 3 mỏ có biên bản xác nhận khai thác của UBND tỉnh Bình Định, 3 mỏ đã nộp hồ sơ chuyển đổi đất rừng...

Cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh cần hơn 1 triệu khối cát, các nhà thầu đã đăng ký khai thác 2 mỏ mở mới (Mỏ đất quy hoạch TDTS27 thuộc Thôn 4 xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn và mỏ đất quy hoạch TDVC7 thuộc Thôn Hiển Đông, xã Canh Hiển, huyện Vân Canh) với công suất hơn 5 triệu khối.

Ban đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với ngành chức năng Bình Định để hoàn thiện hồ sơ thủ tục, trình UBND tỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Đồng thời, thỏa thuận với các chủ đất về bồi thường, hỗ trợ thuê đất...

Trong khi đó, ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay, ngay trong cuộc họp ngày 5/7, tỉnh mới tiếp nhận 8 bộ hồ sơ cấp phép mỏ để xem xét trình HĐND trong kỳ họp giữa tháng 7/2023 này. Phía tỉnh tạo mọi điều kiện cho công tác hồ sơ, cấp phép, nhưng các đơn vị phải trình sớm hồ sơ để xem xét.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Bình Định cũng cho hay, vướng mắc lớn hiện nay là trình tự thủ tục chuyển đổi đất rừng. Các đơn vị phải nộp tiền cho Quỹ Phát triển rừng của Bộ NN&PTNT, sau đó chọn được diện tích rừng trồng thay thế mới có thể triển khai các bước về chuyển đổi mục đích.

Quy trình mất nhiều thời gian nên cần sớm triển khai, nộp tiền và kiến nghị Trung ương có cơ chế cho nộp tiền ký quỹ trước.

Kinh tế - Cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn: Không để tình trạng khan hiếm vật liệu do chậm trễ trình tự hồ sơ (Hình 3).

Việc cấp mỏ phục vụ xây dựng cao tốc qua Bình Định đang còn gặp nhiều khó khăn.

Về vật liệu cát, theo Ban QLDA 85, hai dự án cao tốc thành phần qua Bình Định cần hơn 1 triệu khối, đã được quy hoạch đủ các mỏ.

Tuy nhiên, các mỏ cát phần lớn đều có công suất thấp. Tổng công suất khai thác cho phép khoảng 249.300m3/năm nên không đảm bảo đủ thi công nền đường khu vực xử lý nền đất yếu và thi công các hạng mục bê tông xi măng trong khoảng hai năm đầu dự án.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đang triển khai hàng loạt dự án giao thông trọng điểm, đường ven biển nên nguồn cung cát càng khan hiếm thời gian tới.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tự Công Hoàng cho hay, tỉnh kiến nghị Bộ GTVT trình Thủ tướng cho phép áp dụng cơ chế nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác mỏ cát, sỏi lòng sông mà không phải lập lại dự án đầu tư điều chỉnh, báo cáo ĐTM (đánh giá tác động môi trường) như các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ ).

PV