CĐM đang rần rần bình luận về màn đọ mũi của 2 hotgirl gợi cảm.
Nhìn vào nhìn ảnh có thể thấy, dáng mũi của cả 2 cô đều có nét tương đồng là sống mũi cao, thẳng, đầu mũi nhọn, đón gió thanh thoát. Song khi kiểm tra bằng cách dùng đèn flash rọi vào thì 1 chiếc mũi bị "phát sáng". Chiếc còn lại lại không có hiện tượng này.
Bên dưới bài đăng, netizen bình luận xôn xao về 2 chiếc mũi của cặp hotgirl xinh. Điều này lại khiến bộ phận người có ý định thẩm mỹ nâng mũi đặt câu hỏi lớn về chất liệu nâng độn.
1. Thực tế là hiện nay, chị em rất quan tâm tới vấn đề nâng mũi, họ thường đề cao chuyện chọn lựa cơ sở thẩm mỹ hay bác sĩ uy tín nhưng không có quá nhiều kiến thức về chất liệu độn. Bác sĩ có thể cho biết, chất liệu độn nào đang thịnh hành ở hiện tại?
Đúng là trong thẩm mỹ, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín, được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết, cũng như lựa chọn bác sĩ có bằng cấp, giàu kinh nghiệm là rất cần thiết. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ nếu như mọi người không tìm hiểu và lựa chọn chất liệu nâng mũi tốt.
Trước đây khi đi nâng mũi, chị em thường nghĩ đến sụn tự thân thì nhiều năm gần đây sụn sinh học ngày càng phổ biến và được yêu thích. Lý do là bởi:
- Sụn sinh học ngày nay có chất lượng rất tốt, mềm mại, khả năng tương thích hiệu quả đối với cơ thể.
- Sụn sinh học giúp cho mọi người có thời gian hồi phục nhanh hơn so với việc phải mổ lấy sụn tự thân.
- Khi sử dụng sụn sinh học, các bác sĩ dễ dàng tạo đường nét hài hoà cho dáng mũi và gương mặt, hạn chế tối đa tình trạng lộ chất liệu độn.
- Nhiều loại sụn sinh học có độ bền cao, có những loại mà mọi người có thể dùng cả đời mà không cần thay mới.
2. Hiện nay, với sự can thiệp của phương tiện truyền thông mà dường như có nhiều chất liệu sụn đang bị phóng đại và cường điệu hóa chất lượng. Có phải loại sụn được quảng cáo là tương thích và chất lượng với cơ thể là loại “đáng dùng” nhất không?
Tôi không phủ nhận rằng hiện nay có không ít cơ sở đang "thần thánh hóa" tác dụng của một vài chất liệu sụn. Tuy nhiên là người làm nghề hơn 13 năm, tôi nhận thấy đúng là có những loại sụn sinh học rất tốt, thậm chí có loại sụn còn được thiết kế có những lỗ thoáng nano rất nhỏ để mạch máu và mô xuyên qua, nuôi dưỡng được miếng sụn đó. Sụn có khả năng tương thích cao, khả năng viêm nhiễm và đảo thải gần như là không có, sụn tính định hình cao... Những loại sụn đó về lâu dài rất an toàn và ổn định, như mũi thật của chúng ta vậy.
3. Nhiều người thường đồn nhau rằng, tiêm filler sẽ dễ bị lộ mánh khóe khi có ánh nắng sáng chiếu rọi vào. Vậy chất liệu độn có bị tình trạng “Can Lộ Lộ” này không?
Tình trạng ánh sáng chiếu vào thấy mũi phát sáng, hay mũi bị lộ sau nâng chủ yếu là do mũi bị can thiệp thẩm mỹ sai cách, mổ nhiều lần và mổ không đúng cách, lựa chọn dáng mũi quá cao so với tình trạng da mũi,... khiến phần da mũi mỏng. Ngoài ra cũng có thể do mũi được đặt chất liệu kém chất lượng. Hiện nay có rất nhiều chất liệu nâng mũi sinh học an toàn mà chị em có thể lựa chọn để có kết quả nâng mũi tốt hơn.
4. Nâng mũi giờ đây không kể là bán cấu trúc mà nâng thường cũng phải có chất liệu bọc đầu mũi đúng không bác sĩ? Từng có 1 hotgirl nổi tiếng làm mũi nhiều lần và thay vì chọn chất liệu bọc mũi như sụn tai hay sụn sườn thì cô nàng lại chọn sụn thái dương. Bộ phận bọc này có ưu nhược điểm gì ạ? So với những chỗ sụn khác thì sụn thái dương khi lấy có nhanh lành hay lộ vết tích không?
Tất cả hình thức nâng mũi đều cần có chất liệu bọc đầu mũi. Tùy vào mong muốn và tình trạng mũi của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn. Ngoài sụn tự thân, sụn sinh học cũng có màng bọc sinh học để bọc đầu mũi, giúp đầu mũi đạt độ mềm mại tự nhiên.
Người ta không dùng sụn thái dương mà gọi là cân cơ thái dương. Cân cơ thái dương là 1 vật liệu tự thân mềm mại, dùng để bọc đầu mũi hay sống mũi khi cần. Nó cũng có thể được dùng để thay thế sụn tai hoặc kết hợp cùng sụn tai để bảo vệ đầu mũi khi đầu mũi yếu mỏng. Có rất nhiều cách cũng như vật liệu tự thân hay nhân tạo để làm việc đó.