Giá lúa tăng cao kỷ lục: Nông dân vừa mừng vừa lo

Tiếp đà thuận lợi này, nông dân cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất kỹ, xuống giống vụ Đông Xuân 2023-2024.

Niềm vui càng nhân đôi khi vụ Thu Đông vừa trúng mùa vừa được giá

Theo TTXVN, vụ lúa Thu Đông năm nay gặp thời tiết thuận lợi, năng suất cao, giá các loại lúa tươi bán tại ruộng tăng "kỷ lục". Với mức tăng từ 1.000-2.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái bà con nông dân rất phấn khởi vì chưa năm nào giá lúa cao như hiện nay. 

Cụ thể tại huyện Thoại Sơn, An Giang, hầu hết diện tích lúa Thu Đông đều đạt sản lượng cao, năng suất đạt từ 700kg - 1 tấn/công (1.000m2). Không chỉ trúng mùa, nhiều nông dân cho biết, năm nay lúa được thương lái thu mua với giá rất cao. Thậm chí có những diện tích ruộng chưa tới ngày thu hoạch, thương lái vào tận nơi xem và đặt cọc trước từ hơn 1 tháng. Nông dân rất phấn khởi vì trúng mùa, được giá, lợi nhuận cao hơn năm trước.

Vừa thu hoạch xung 40 công (40.000m2) lúa thường IR 50404 và OM 18 đạt năng suất bình quân 800kg/công, ông Nguyễn Văn Hồng , xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang rất vui mừng, vì lúa vụ ba không chỉ đạt năng suất cao mà giá bán cũng tăng mạnh.

“Vụ lúa Thu Đông năm nay, lúa IR 50404 đạt năng suất trên 800kg/công tầm lớn (1.300m2), lúa OM 18 đạt gần 900kg/công tầm lớn; với giá bán lúa tươi tại ruộng từ dao động từ 8.900 đồng đến 9.400 đồng/kg, cao hơn từ 1.000-2.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái và đã được thương lái đặt cọc cách nay hơn một tháng”, anh Hồng chia sẻ.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, vụ Thu Đông 2023, toàn tỉnh xuống giống được hơn 157.000 ha, đến nay đã thu hoạch được hơn 50.000 ha, đạt hơn 32% diện tích xuống giống, năng suất bình quân ước đạt 57,8 tạ/ha.

Đặc biệt, thời điểm thu hoạch vụ Thu Đông năm nay, nông dân được hưởng lợi rất lớn từ giá gạo thế giới, nhất là sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, UAE và Nga khiến giá lúa tăng cao kỷ lục.

Hiện, tỉnh An Giang còn hơn 100.000 ha diện tích lúa chuẩn bị thu hoạch. Với những tín hiệu khả quan từ thị trường lúa gạo, bà con rất háo hức, kỳ vọng giá lúa tiếp tục duy trì ổn định đến thời điểm thu hoạch để việc thu hoạch và tiêu thụ được thuận lợi.

Tiếp đà thuận lợi này, nông dân cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất kỹ, xuống giống vụ Đông Xuân 2023-2024 (vụ sản xuất chính trong năm) đúng lịch thời vụ, đảm bảo vụ mùa thắng lợi, tránh khô hạn và chia sẻ nguồn nước với vùng hạ du. Theo đó, vụ Đông Xuân 2023 - 2024, tỉnh An Giang có kế hoạch xuống giống hơn 228.000 ha lúa. Với năng suất lúa bình quân ước đạt 7,4 tấn/ha, sản lượng lúa vụ Đông Xuân dự kiến đạt 1,7 triệu tấn, lớn nhất so các vụ còn lại trong năm 2024. Khung lịch thời vụ xuống giống được khuyến cáo bắt đầu từ ngày 1/11 - 31/12/2023 (nhằm ngày 18/9 - 19/11 âm lịch).

Kinh tế vĩ mô - Giá lúa tăng cao kỷ lục: Nông dân vừa mừng vừa lo

Ảnh minh họa.

Giá lúa tăng lên mức kỷ lục vẫn còn đó những nỗi lo 

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Hà Vũ Sơn, giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ, cho biết dự kiến vụ đông xuân 2023, Tp.Cần Thơ có 150.000 tấn gạo để xuất khẩu.

Nói về chuyện giá gạo xuất khẩu cao nhưng một số doanh nghiệp vẫn than thua lỗ, ông Sơn cho rằng một số doanh nghiệp ký hợp đồng từ đầu năm mới gặp khó khăn. Ví dụ, thời điểm đó doanh nghiệp ký hợp đồng giá 580 USD/tấn, giờ phải giao hàng ở thời điểm 630 USD/tấn thì họ phải thu mua trong dân giá tương đương 600 USD/tấn, nên cầm chắc lỗ.

"Ngay cả doanh nghiệp chủ động trước vùng nguyên liệu vẫn lỗ nhưng ít hơn do họ không ngờ giá thế giới tăng như thế. Còn doanh nghiệp nào

Trong khi đó, ông Lê Quốc Điền, phó giám đốc Sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, cho hay nếu doanh nghiệp không gắn với vùng nguyên liệu thì trong những lúc như thế này rất dễ bị thua lỗ. Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thiếu bền vững, nhất là khi giá lúa tăng mạnh.

"Đa số doanh nghiệp mua sang, bán xớt nên nông dân chưa tin tưởng vào doanh nghiệp. Do đó, câu chuyện hiện nay là hai ông nông dân và doanh nghiệp chưa ngồi lại với nhau để cùng nhau "đi cùng một xuồng" phát triển lúa gạo", ông Điền phân tích thêm.

Thông tin trên VTV, chưa bao giờ bà con tại ĐBSCL lại chứng kiến giá lúa tăng từng ngày và hiện đã vượt mốc 9.000 đồng/kg. Thậm chí ở một số nơi, giá được chốt đến 9.400 đồng/kg. Với nông dân, ai cũng mong sẽ bán được lúa với giá cao, nhưng đi kèm cũng có cả nỗi lo.

Trước giá lúa cao kỷ lục đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, giá lúa, gạo tăng cao dẫn đến việc giao hàng của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, vì hợp đồng xuất khẩu có thời gian giao hàng ít nhất từ 1 đến 3 tháng.

Giá tăng nóng như hiện nay dẫn đến một số trường hợp doanh nghiệp lỗ nhiều quá phải hủy hợp đồng. Số khác để giữ chữ tín bắt buộc mua giá cao để gom cho đủ hàng.

Có thể thấy, đằng sau việc giá lúa tăng lên mức kỷ lục vẫn còn đó những nỗi lo mà bất cứ ai trong ngành lúa gạo cũng không thể đứng ngoài. Câu chuyện liên kết, chia sẻ lợi nhuận một cách hài hòa lại được nhắc đến.

Trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam thiết lập kỷ lục gần 4 tỷ USD, vượt mốc 3,67 tỷ USD của cả năm 2012. Philippines vẫn là thị trường tiêu thụ gạo hàng đầu của Việt Nam, chiếm tới gần 36% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.

Trúc Chi (t/h)