Quả sung không còn quá xa lại với người Việt. Đây là loại cây mọc khá phổ biến và nhiều ở Việt Nam. Nhiều người chê loại quả này thế nhưng trên thực tế, sung được ví như "vua của các vị thuốc" vì đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu duy trì ăn sung mỗi ngày sẽ giúp bạn đánh bay mỡ thừa, chống ung thư hiệu quả.
Tác dụng quả sung
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
- Cải thiện sức khỏe mạch máu và tim
- Cải thiện tình trạng sỏi thận
- Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
- Làm đẹp da
- Giúp hạ sốt
- Chống ung thư
- Chống viêm
- Giảm béo
- tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, cholesterol cao
Những món ngon từ sung
- Sung kho thịt
- Nộm sung
- Sung muối
- Sung kho cá
- Lươn om sung
- Mứt sung
- Gỏi sung tai heo
Những người không nên ăn sung
- Người có đường huyết thấp
- Người đang bị bệnh thận
- Người bị xuất huyết trực tràng, đau dạ dày
- Những người dễ bị dị ứng
Để tránh những tác hại gặp phải khi ăn sung chúng ta cần lưu ý các điều sau:
Nên chọn quả sung chín để ăn: Quả sung chín có độ đàn hồi và mùi thơm ngọt nồng nàn. Không nên chọn những quả sung còn cứng, những quả bị dập hay những quả sung có mùi thối, chua, úng, nổi nấm mốc.
Trước khi ăn trái sung cần rửa sạch để loại bỏ hết bụi bặm bám bên ngoài. Cách khác, chúng ta có thể ngâm nước muối khoảng 15 phút (có thể bổ đôi rồi ngâm), điều này hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm hoặc tiêu chảy.
Không chỉ quả sung mà lá sung cũng đem lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc là một loại rau gia vị được nhiều người kết hợp với các món ăn kèm thì lá sung còn như một bài thuốc giúp lợi sữa, chữa nổi cục đỏ ở lưng ngực, chữa gan nóng vàng da, chữa sốt cảm cúm, chữa bong gân sai khớp, chữa nổi mụn trên mặt. Ngoài ra, lá sung cũng được dùng để chế thuốc bổ cho người mới ốm dậy, kém ăn, mất ngủ....
Xem thêm: Bệnh nhân 21 tuổi tử vong do mắc cúm A/H5N1: Bộ Y tế thông tin cụ thể
Minh Khuê (t/h)