Lợi ích tắm đúng cách
Giảm nguy cơ cơn đau tim và đột quỵ: Một nghiên cứu mới từ Osaka, Nhật Bản cho thấy những người tắm hàng ngày ít có khả năng bị cơn đau tim hoặc đột quỵ hơn so với những người tắm một lần mỗi tuần, hai lần mỗi tuần hoặc hoàn toàn không tắm theo đơn vị tuần. Theo dõi những người khỏe mạnh độ tuổi 45-59, từ năm 1990 đến cuối năm 2009, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tắm hàng ngày có liên quan làm giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 26% nguy cơ mắc đột quỵ. Nghiên cứu sâu hơn một chút, các nhà nghiên cứu phát hiện, tắm nước ấm làm giảm 26% nguy cơ mắc bệnh tim và tắm nước nóng giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tim. Và, không tìm thấy có mối tương quan giữa nhiệt độ nước và nguy cơ đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch: Những lúc căng thẳng, tắm thư giãn có thể giúp làm dịu thần kinh, tách khỏi những áp lực công việc, có thể làm hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Tắm cũng giúp ngủ ngon hơn. Đặc biệt, tắm nước lạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị trầm cảm, cải thiện chức năng phổi…Tắm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim bằng cách giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Hơn nữa, nhiệt độ ấm áp của nước làm giãn các mạch máu và thư giãn cơ thể. Máu di chuyển qua các tĩnh mạch và động mạch dễ dàng hơn nhiều nên giảm áp lực và khối lượng công việc của tim.
Giảm nguy cơ cơn đau tim và đột quỵ: Một nghiên cứu mới từ Osaka, Nhật Bản cho thấy những người tắm hàng ngày ít có khả năng bị cơn đau tim hoặc đột quỵ hơn so với những người tắm một lần mỗi tuần, hai lần mỗi tuần hoặc hoàn toàn không tắm theo đơn vị tuần. Theo dõi những người khỏe mạnh độ tuổi 45-59, từ năm 1990 đến cuối năm 2009, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tắm hàng ngày có liên quan làm giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 26% nguy cơ mắc đột quỵ. Nghiên cứu sâu hơn một chút, các nhà nghiên cứu phát hiện, tắm nước ấm làm giảm 26% nguy cơ mắc bệnh tim và tắm nước nóng giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tim. Và, không tìm thấy có mối tương quan giữa nhiệt độ nước và nguy cơ đột quỵ.
Chống trầm cảm: Việc ngâm mình trong bồn tắm nước mát có thể kích thích hệ thần kinh, giúp tăng tiết beta-endorphin và noradrenaline trong máu, vì vậy giúp giảm chứng trầm cảm. Bên cạnh đó, ngâm mình trong bồn tắm nước lạnh cũng có thể truyền xung điện cho não, và có tác động như một thuốc chống trầm cảm.
Tốt cho phổi: Khi tắm nước lạnh, sẽ thở sâu và mạnh hơn. Khi cơ thể tiếp xúc với nước lạnh, chúng ta thường có phản xạ giữ hơi thở trong vài giây sau đó khi thở ra mạnh, điều này sẽ giúp cải thiện chức năng của phổi.
Khi cơ thể có những dấu hiệu này tuyệt đối không được tắm mùa lạnh
Khi ăn no: Khi bạn vừa ăn no, dưới tác động của nhiệt độ nước, các mạch máu ở lớp biểu bì sẽ giãn nở, khiến lượng lớn máu dồn về đây, ảnh hưởng việc cung cấp máu cho khoang bụng để tiêu hóa hấp thụ thức ăn. Khi đó, quá trình tiêu hóa chậm lại, ruột trở nên yếu hơn, dẫn đến táo bón và các vấn đề dạ dày khác. Vì vậy, bạn nên tắm sau khi ăn 1-2 giờ.
Mệt mỏi và cảm thấy chóng mặt: Tắm gội làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái và được thả lỏng nhưng nếu bạn đi tắm vào lúc đang chóng mặt và tầm nhìn giảm thì chẳng khác nào "liều mạng". Chóng mặt, tầm nhìn giảm là 2 triệu chứng rất quen thuộc của tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ). Đây là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do tắc nghẽn các mạch máu trên não, gây thiếu máu đến nuôi não. Đột quỵ có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống, hôn mê, liệt nửa người, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc sống với các di chứng nặng nề.
Bị sốt: Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên 38 độ C, mức tiêu thụ calo của cơ thể có thể tăng 20%. Lúc này, cơ thể tương đối yếu, việc tắm có thể gây cảm lạnh, khiến tình trạng sức khỏe và cơn sốt trở nên trầm trọng hơn do sức đề kháng yếu.
Lúc say rượu: Khi đang say, đừng bao giờ đi tắm vì đây là cách tự hại sức khỏe. Nguyên nhân là bởi rượu gây ức chế chức năng gan và ngăn chặn sự giải phóng glycogen. Tắm sau khi uống rượu, lượng đường trong máu không thể được bổ sung kịp thời nên sẽ gây chóng mặt, hoa mắt, thậm chí hôn mê.
Tụt huyết áp: Dấu hiệu tụt huyết áp bao gồm cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt, đau đầu dữ dội hoặc mê sảng, ngất, giảm tập trung, mờ mắt, da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt... Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, nông...
Khi bị huyết áp thấp, nhiều người nghĩ ngay đến việc tắm nước nóng để giúp cơ thể thoải mái hơn nhưng điều này vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt khi tắm bằng nước nóng có thể khiến các mạch máu của con người giãn ra, dễ gây thiếu máu lên não khiến cơ thể càng mệt mỏi, chóng mặt hơn. Tốt nhất là khi bị tụt huyết áp, bạn nên nghỉ ngơi trước khi tắm.
Tắm quá muộn: Theo The New York Times, nhiều người nghĩ rằng tắm vào ban đêm có thể khiến cơ thể thoải mái và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tắm đêm rất dễ khiến cơ thể bị trúng gió hoặc cảm lạnh vì các tĩnh mạch giãn ra và huyết áp giảm. Với những người huyết áp thấp, tắm đêm sẽ gây hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.
Trúc Chi (theo Vietnamnet, Sức khỏe & Đời sống)