Nguyên nhân gây đột quỵ khi tập thể dục nặng

Không thể phủ nhận vai trò của thể thao đối với sức khỏe con người. Ngoài phát triển toàn diện thể lực, việc tập luyện thay đổi tích cực đối với tinh thần. Tuy nhiên việc tập thể dục sẽ không tốt đối với những người mắc bệnh sau đây:

Không thể phủ nhận vai trò của thể thao đối với sức khỏe con người. Ngoài phát triển toàn diện thể lực, việc tập luyện thay đổi tích cực đối với tinh thần. Tuy nhiên việc tập thể dục sẽ không tốt đối với những người mắc bệnh sau đây:

Theo trang tin Talker, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học của Viện Công nghệ Kharagpur (Ấn Độ) cho biết tập thể dục mang lại lợi ích sức khỏe gần như cho tất cả mọi người, tuy nhiên có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân mắc chứng tắc nghẽn động mạch cảnh.

Cụ thể, nhóm học giả Ấn Độ đã phát hiện ra rằng nhịp tim tăng lên khi tập thể thao có thể khiến bệnh nhân mắc chứng tắc động mạch cảnh nghiêm trọng bị đột quỵ. Tuy nhiên, đối với người khỏe mạnh hoặc bệnh nhân chỉ bị tắc động mạch nhẹ, tập thể dục có lợi cho việc duy trì lưu lượng máu tối ưu.

nguyen nhan gay dot quy khi tap the duc nang1  

Bệnh nhân bị hẹp ở mức trung bình trở lên, họ có thể bị đột quỵ. Ảnh minh họa

Giải thích rõ hơn về việc bệnh nhân mắc chứng tắc nghẽn động mạch cảnh nặng có thể bị đột quỵ khi tập thể dục, nhóm nghiên cứu giải thích rằng đây là động mạch cung cấp lưu lượng máu đến các mô trên khuôn mặt và não, nằm ở cả hai bên cổ.

Khi chất béo, cholesterol và các phần tử khác tích tụ bên trong thành động mạch cảnh, chúng tạo thành mảng bám và làm hẹp động mạch. Tình trạng hẹp rất nguy hiểm vì nó hạn chế lưu lượng máu đến não, có thể dẫn tới tình trạng não bị thiếu oxy và gây ra đột quỵ.

Ở những bệnh nhân khỏe mạnh, nhịp tim tăng cao khi tập thể thao sẽ làm tăng và ổn định lực cản của máu tác động lên thành mạch, giảm nguy cơ hẹp. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đã bị hẹp động mạch cảnh, nó không có lợi.

Theo Tiến sĩ Somnath Roy, Viện Công nghệ Kharagpur, ở người khỏe mạnh, việc nhịp tim tăng cao sẽ làm tăng và ổn định lực kéo của máu tác động lên thành mạch và làm giảm nguy cơ hẹp lòng mạch, nhưng đối với người đã bị hẹp động mạch cảnh ở mức nặng, nó có thể phản tác dụng.

Trong nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng một mô hình tính toán chuyên dụng để mô phỏng lưu lượng máu trong động mạch cảnh ở 3 mức độ hẹp: Không tắc nghẽn, tắc nghẽn nhẹ 30% và tắc nghẽn vừa phải 50%.

Họ đã so sánh tác động của việc tăng nhịp tim do tập thể dục - 140 nhịp/phút - và nhịp tim khi nghỉ ngơi - 67-100 nhịp/phút. Kết quả cho thấy ở nhóm bị hẹp nhẹ và không hẹp, tác động đều là có lợi, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu.

nguyen nhan gay dot quy khi tap the duc nang2  

Việc tập thể dục nặng ở nhóm có mức độ tắc nghẽn vừa phải trở lên có thể gây ra áp lực đủ mạnh khiến các mảng bám lòng mạch bị bong ra, có thể chạy vào não và làm tắc nghẽn, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu não cục bộ. Ảnh minh họa

Thế nhưng ở nhóm có mức độ tắc nghẽn vừa phải trở lên, kết cục là đáng lo ngại: Việc tập thể dục nặng ở nhóm này đủ gây ra áp lực đủ mạnh khiến các mảng bám lòng mạch bị bong ra, có thể chạy vào não và làm tắc nghẽn, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu não cục bộ - bài công bố trên tạp chí Physics of Fluids cảnh báo.

Ngoài ra nhịp tim tăng quá cao ở nhóm này có thể làm tăng khả năng hình thành một chỗ hẹp khác.

Các kết quả không đưa đến khuyến nghị rằng người bị chẩn đoán hẹp động mạch cảnh nên ngưng tập thể dục, mà chỉ ra rằng họ nên tập luyện với một chế độ được thiết kế cụ thể, phù hợp với bệnh, cũng như theo dõi thường xuyên hơn.

Đồng thời, những người có yếu tố nguy cơ và đã từng gặp tình trạng thiếu máu não tạm thời - thường biểu hiện như những cơn choáng, tê tay, giảm chức năng một số giác quan... nên gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, sớm phát hiện vấn đề.

Thùy Dung (T/h)