Sau khi tiêm vắc-xin, bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?

Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, có người bị sốt, có người không. Vậy như thế nào mới cho thấy vắc-xin phát huy tác dụng?

Vắc-xin được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết. Các nhà khoa khoa học sẽ làm cho virus vốn rất nguy hiểm mất khả năng "chiến đấu" hoặc tách một phần đặc trưng của nó và tiêm vào cơ thể con người. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện "kẻ địch" theo đúng quy trình và sản sinh ra kháng thể.

Khi cơ thể bị tác nhân gây bệnh tấn công (có thể là virus hoặc vi khuẩn), chúng giải phóng ra một số hóa chất trong máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này, vùng hạ đồi (nằm trong não, chịu trách nhiệm nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thể) nhận lệnh có sự tấn công và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao so với bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn. Đó chính là các cơn sốt. Sốt là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị tổn thương.

sau-khi-tiem-vac-xin-bi-so-hay-khong-sot-tot-hon-01-1104-1625451502.jpg

Khi tiêm vắc-xin, cơ thể cũng hoạt động theo cơ chế tương tự. Tuy nhiên, lúc này "kẻ tấn công" chỉ là xác chết hoặc virus đã suy yếu không có khả năng gây hại. Nhiệt độ tăng cho thấy hệ miễn dịch đang làm việc để bảo vệ cơ thể.

Theo VTC, BS.CKII Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết phản ứng của mỗi người với tác nhân bên ngoài là khác nhau. Do đó, việc sốt hay không sốt sau khi tiêm
vắc-xin Covid-19 đều mang lại hiệu quả tương đương nhau, thậm chí không thể hiện được người đó đã được miễn dịch hay chưa. Các phản ứng sốt, đau nhức người... cho thấy hệ miễn dịch đã nhận ra và hoạt động để chống lại các tác nhân lạ. Tuy nhiên, không sốt thì hệ miễn dịch vẫn hoạt động và chống lại tác nhân đó nhưng nhẹ nhàng hơn.

Sau khi tiêm vắc-xin, có người phản ứng nhiều, có người phản ứng ít, người phản ứng nhẹ, người phản ứng ít. Tùy thuộc vào mỗi người mà sản sinh ra tỷ lệ kháng thể nhất định để bảo vệ cơ thể chứ không phụ thuộc vào việc người đó gặp phản ứng như thế nào, số hay không sốt sau khi tiêm vắc-xin.

sau-khi-tiem-vac-xin-bi-so-hay-khong-sot-tot-hon-02-1104-1625451505.jpg

Cũng theo VTC, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, việc có kháng thể hay không phụ thuộc vào từng người và phải xét nghiệm mới biết. Không phải ai tiêm vắc-xin đều sinh kháng thể ngay, kể cả người phản ứng sốt hay không sốt. Bên cạnh đó, không thể khẳng định người bị sốt sau khi tiêm vắc-xin sẽ có kháng thể hay kháng thể nhiều hơn người không có phản ứng.

Theo khoevadep.com.vn