1. Lão hóa nhanh
Ban đêm đó chính là khoảng thời gian tốt nhất mà làn da tái tạo lại các tế bào, tốc độ tái tạo của da nhanh gấp đôi so với bình thường, các tế bào da sẽ bị tổn thương rồi được phục hồi, collagen có trong da sản sinh nhanh hơn và các chất độc hại cho làn da cũng sẽ bị tiêu diệt.
Việc thức khuya thường xuyên thì sẽ gây ra nguy cơ rối loạn đến các chức năng của lớp tế bào biểu bì, đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến làn da bị xỉn màu, nhanh chảy xệ và thiếu độ đàn hồi cũng như làm xuất hiện các nếp nhăn trên làn da.
2. Da bị khô
Thức khuya cũng gây ra tình trạng khô da nghiêm trọng mà bạn không ngờ tới. Việc thức đêm thường xuyên sẽ làm da bị mất cân bằng độ ẩm đồng thời cơ thể cũng thiếu đi lượng nước đáng kể. Từ đó da bạn sẽ ngày một khô sạm, nứt nẻ, sần sùi và bong tróc gây mất thẩm mỹ cũng như dễ khiến da bị tổn thương do các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Lâu dần da bạn sẽ bị hư tổn, lão hóa nhanh chóng khó phục hồi lại được.
3. Nổi mụn nhiều hơn
Một tác hại dễ thấy nhất cho làn da khi bạn thường xuyên thức khuya là mụn sẽ nổi chi chít đầy mặt. Do khi thức khuya, nội tiết tố trong cơ thể bạn ít nhiều sẽ bị rối loạn, đồng thời tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhiều chất cortisol hơn, chính chất này sẽ khiến da bị nhờn bí, bít lỗ chân lông nên dễ sinh ra mụn.
4. Sạm và đen da
Việc thức khuya còn làm cho làn da của bạn ngày một kém sắc, tối màu và đen sạm đi. Bởi trong quá trình thức khuya, hắc sắc tố melanin – yếu tố chính gây đen da được hình thành cực nhanh và nhiều hơn bình thường, nên chỉ cần thức 1 đêm là bạn đã có thể cảm nhận được làn da mình xuống sắc đến mức nào.
5. Quầng thâm và nếp nhăn quanh mắt
Ngoại trừ yếu tố di truyền thì một nguyên nhân lớn gây ra tình trạng mắt bị thâm quầng là do việc bạn thức khuya quá thường xuyên. Mỗi một lần thức khuya sẽ khiến vùng da mắt bị mệt mỏi, căng thẳng, máu bên dưới phần da mắt không được lưu thông tốt lại khó hấp thụ oxy nên da không được cung cấp đủ dưỡng chất. Từ đó hình thành vùng da thâm quầng ngay dưới mắt, lâu dần vùng da này thiếu hẳn độ đàn hồi, chảy xệ và nhăn nhúm.
Làm sao để có giấc ngủ ngon?
- Chú ý ánh sáng và nhiệt độ phòng thích hợp. Một căn phòng đủ tối, thoáng mát sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Để mắt nghỉ ngơi, thư giãn, không dùng thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi) 30 phút trước khi ngủ
- Cố gắng duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, dù là giữa tuần hay cuối tuần. Thói quen này sẽ giúp ổn định đồng hồ sinh học của bạn.
- Tránh dùng đồ uống có cồn trước khi đi ngủ vì bạn sẽ bị thức giấc nhiều lần trong đêm
- Tránh dùng thức uống chứa caffein từ sau 15h.
- Nếu không ngủ được, không nên nằm trên giường quá 20 phút. Lúc đó, bạn có thể ra khỏi giường và làm gì đó nhẹ nhàng trong ánh sáng êm dịu như nghe nhạc, tập hít thở, thiền, hoặc viết ra những suy nghĩ miên man trong đầu.