Lá hẹ
Hẹ tươi chứa rất nhiều folate (axit folic là loại axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào), protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin C,...là siêu thực vật tốt cho sự phát triển của não bộ.
Ngoài ra, trẻ ăn hẹ nhiều còn giúp xương chắc khoẻ, ngừa táo bón và các vấn đề về da do hẹ giàu vitamin K và chất xơ.
Theo nghiên cứu hiện đại, cây lá hẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả tác dụng chống ung thư. Các tác dụng của lá hẹ theo y học hiện đại gồm có:
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn nhiều lá hẹ với việc giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Một số nghiên cứu đã đặc biệt gợi ý rằng các loại rau thuộc họ allium, bao gồm cả hẹ, có thể có tác dụng chống ung thư.
Lá hẹ tốt cho giấc ngủ và tâm trạng: Lá hẹ có chứa một lượng nhỏ choline, đây là một chất quan trọng giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào. Ngoài ra, choline cũng giúp cải thiện trí nhớ, tâm trạng, kiểm soát cơ bắp và các chức năng khác của não và hệ thần kinh.
Nguồn vitamin K dồi dào: Lá hẹ có chứa vitamin K, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và quá trình đông máu. Các nguồn cung cấp vitamin K khác gồm có rau lá xanh, dầu thực vật và trái cây bao gồm quả việt quất và quả sung.
Cung cấp folate: Cây lá hẹ cũng chứa folate, chất dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer.
Cải bó xôi
Theo Vietnamnet, cải bó xôi không có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả. Chẳng thế mà phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở bé hãy chịu khó ăn cải bó xôi.
Cải bó xôi có chứa một lượng lớn các carotene và chất sắt, đồng thời là nguồn vitamin B6, axit folic và kali. dồi dào.
Khi lựa mua cải bó xôi nên lưu ý chọn những bó cải có lá tươi xanh, tránh những lá bị rách, nhăn, dập nát và sẫm màu. Bên cạnh đó, khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất có trong rau, mẹ nên băm nhỏ rau thay vì xay nhuyễn. Ngoài ra, thay vì luộc rau, mẹ có thể hấp rau mà không cần cho nước vì trong cải xôi đã có sẵn nước và chính lượng nước này sẽ kết hợp cùng nhiệt độ hấp làm chín rau
Củ cải đường
Củ cải đường là một nguồn thực phẩm giàu nitrat và axit folic. 2 chất này đều góp phần vào việc tối ưu sức khỏe. Nitrat làm tăng lưu lượng máu lên não, giúp cải thiện trí nhớ. Axit folic giúp giảm nguy cơ mắc một số hội chứng rối loạn thần kinh như mất trí nhớ, Alzheimer và trầm cảm. Do đó, củ cải đường rất tốt trong việc cải thiện sức khỏe não bộ cho người già.
Cần tây
Các nhà dinh dưỡng đã kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng có trong 13 loại lá rau khác nhau và lá cần tây cho thấy kết quả hàm lượng carotene, vitamin C, vitamin B1, protein, canxi vượt trội.
Người ta đã xác định trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid.
Rau cải thìa
Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc để chế biến nên những món ăn ngon cho bé mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho não trẻ. Cải thìa rất giàu axit folic - dưỡng chất tối cần thiết cho não bộ. Mặt khác, lượng vitamin C trong cải thìa có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và sự lây nhiễm trong cơ thể trẻ
Cà rốt
Cà rốt là một loại rau giàu lượng đường, vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt.
Trong cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.
Chỉ với 25 kcal, một củ cà rốt mang lại khoảng 200% lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày, gần 2g chất xơ và là một nguồn cung cấp vitamin K.
Đặc biệt, cà rốt ít năng lượng khi thêm cùng với các loại rau khác vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp dễ dàng đạt được và duy trì cân nặng hợp lý.
Thông tin trên Thanh Niên, theo nghiên cứu của Biomolecules, beta-carotene có trong cà rốt có khả năng điều trị hữu ích đối với các bệnh thần kinh của người già như Alzheimer. Beta-carotene sẽ cải thiện sức khỏe nhận thức do tác dụng chống oxy hóa.
Bên cạnh đó, một số loại rau củ màu đỏ khác như khoai lang, bí đỏ, ớt chuông đỏ, củ dền cũng là nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời cho người già.
Trúc Chi (t/h)