Mới đây, một video được chia sẻ trên mạng xã hội khiến những ai thần kinh thép cũng phải rùng mình. Trong đó là khoảnh khắc khó tin khi một con đỉa ngọ nguậy được bác sĩ phẫu thuật kéo ra khỏi cổ họng của một cậu bé 5 tuổi ở Trung Quốc.
Được biết, trong suốt 1 năm qua, Xiao Tao thường xuyên gặp phải tình trạng đau họng, khó thở, ngủ ngáy vào ban đêm. Mãi đến khi đi khám tại Bệnh viện Nhân dân Vân Nam, các bác sĩ mới phát hiện có một dị vật sống trong khí quản của cậu bé nhưng chưa thể xác định đó là thứ gì.
Đến khi tiến hành cuộc phẫu thuật gắp dị vật ra bên ngoài, dị vật sống đen ngòm khiến các nhân viên y tế phải sửng sốt này không gì khác, đó chính là một con đỉa. Sau khi vào cơ thể, đỉa có thể không đến trực tiếp dạ dày của chúng ta mà bám vào khí quản bởi đây là "con đường" trao đổi khí của cơ thể, giúp nó có đủ oxy và chất dinh dưỡng để sống nên đỉa có thể tồn tại luôn trong khí quản.
Bác sĩ trực tiếp tham gia phẫu thuật cho Xiao Tao cho biết nguyên nhân khiến đỉa sống chui vào cơ thể cậu bé có thể là thói quen uống nước không sạch, uống nước chưa đun sôi.
Từ vụ việc trên, các bác sĩ cảnh báo các gia đình, đặc biệt là những người sống ở các vùng nông thôn, giáo dục con cái của họ về sự nguy hiểm của việc tiêu thụ nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần chú ý các món ăn sau đây lúc nào cũng phải được đun nấu kỹ càng rồi mới cho con ăn:
- Thịt bò: Đây được xem là một trong những món ăn bổ máu. Nhưng ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm ký sinh trung như sán dải bò, sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác của trẻ.
- Thịt ếch: Ếch sống trong môi trường ẩm ướt, nhiều bùn đất nên nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng rất cao. Nếu không được nấu chín ở nhiệt độ cao, trẻ có thể bị nhiễm ký sinh trùng.
- Các loại ốc: Trong ốc có thể chưa từ 3000-6000 loại ký sinh trùng khác nhau. Nếu ăn ốc sống, không nấu chín, nguy cơ bị ký sinh trùng xâm nhập là rất cao. Do đó, nên đun sôi ốc thật kỹ trước khi ăn.
- Cá: Cá sống trong môi trường nước nên rất dễ bị nhiễm sán. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ, các mẹ khi chế biến thực phẩm này nên nấu chín kỹ.
- Trứng: Nhiều mẹ tập cho con có sở thích ăn trứng lòng đào, trứng chần… Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm sán salmonella. Mặc dù tỷ lệ gây độc của salmonella trong trứng không mạnh, nó cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó chịu cho người ăn.