Thường ăn đồ cay nóng: Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá cay trong thời gian dài sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, đặc biệt là lẩu siêu cay và các loại thức ăn làm niêm mạc thực quản cũng như dạ dày của chúng ta bị loét và xuất huyết.
Sau khi niêm mạc tổn thương thì việc điều trị cũng không đem lại hiệu quả lâu dài. Vết thương sẽ không khỏi hoàn toàn, từ đó dẫn đến ung thư nếu không biết kiêng khem hiệu quả.
Thích ăn đồ muối chua: Đồ muối chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng loại đồ ăn này chứa nhiều nitrit, sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Vậy nên, vì sức khỏe của chính bản thân mình, bạn nên ăn nhiều rau củ quả tươi và tránh xa các loại thực phẩm muối chua.
Ăn quá no vào bữa tối: Ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây ra các bệnh về dạ dày. Vì vậy, tốt nhất bạn nên giảm bớt khẩu phần ăn tối vì sức khỏe của chính mình.
Ngoài ra, việc ăn vặt vào ban đêm trong thời gian dài không chỉ gây ung thư dạ dày mà còn khiến cơ thể dễ béo phì, gây hại tới nhiều cơ quan nội tạng khác.
*Lưu ý các dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày sớm:
Chán ăn, sụt cân nghiêm trọng: Ăn không ngon miệng và giảm cân là triệu chứng thường gặp trong ung thư dạ dày giai đoạn đầu, gần 50% bệnh nhân bị ung thư dạ dày có triệu chứng rõ ràng là chán ăn hoặc sụt cân. Do đó, khi cơ thể bị biếng ăn và giảm cân không rõ ràng, bạn phải đến bệnh viện kịp thời để tìm ra lý do.
Đau bụng âm ỉ: Nếu một người đang ở giai đoạn sớm của bệnh ung thư dạ dày, thường sẽ xuất hiện đau bụng và đau bụng này hoàn toàn khác với đau bụng do bệnh loét dạ dày gây ra. Ngay cả khi bạn ăn một cái gì đó hoặc uống thuốc, cơn đau không hề giảm bớt mà vẫn tiếp tục tăng lên.
Ở ngực xuất hiện khối cục: Một số bệnh nhân bị loét dạ dày sẽ cảm thấy ở ngực có thể sờ thấy khối cục, khối cục rất cứng, bề ngoài không trơn, tăng khối lượng và cảm thấy rất đau khi ấn. Với sự phát triển của bệnh, cùng với sự mở rộng của khối u, tình trạng ói mửa cũng ngày càng trầm trọng hơn.
Vậy làm thế nào để tránh ung thư dạ dày?
Ăn nhiều rau, ăn ít thịt: Hãy nhớ, ăn quá nhiều thịt và thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Chủ yếu để tiêu hóa các loại thực phẩm thịt cần phải tiết dịch dạ dày tương đối nhiều. Ăn quá nhiều thịt sẽ khiến dạ dày phải làm việc rất nhiều. Đặc biệt, ăn thịt vào buổi tối sẽ gây gánh nặng cho dạ dày, về lâu dài sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều rau và trái cây hơn, chẳng hạn như khoai lang. Bản thân khoai lang có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, các chất xơ trong khoai lang rất dễ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng. Bình thường nên ăn cháo khoai lang hoặc khoai lang hấp là tốt nhất.
Uống nhiều nước ấm, uống ít rượu: Muốn nuôi dưỡng dạ dày nhất định phải uống nước ấm, không uống nước quá lạnh, ăn canh quá nóng, hoặc các thực phẩm kích thích, ngoài ra giảm uống rượu, bia. Những điều này làm giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Khi uống tốt nhất là uống một ít trà, như trà bồ công anh, để điều trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày. Bồ công anh có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng, thúc đẩy sự chữa lành vết loét dạ dày, ngăn chặn cơn đau và giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.
Chăm chỉ vận động: Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
Đối với những người mắc bệnh nhưng chưa chuyển sang giai đoạn di căn có thể được điều trị thành công bằng các phương pháp: Phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ.
Chỉ là những thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống hàng ngày cũng đã góp phần phòng chống căn bệnh nguy hiểm này rồi. Đồng thời, định kỳ khám sức khỏe để có thể phát hiện ung thư dạ dày và có biện pháp điều trị sớm, hiệu quả nhất.
Tiểu Chiến (Tổng Hợp) - Người Đưa Tin Pháp Luật