Trẻ hung hăng
Nhiều cha mẹ cho rằng, khi trẻ trở nên hung hăng, thích dùng bạo lực là cho bé ngỗ nghịch, lỳ lợm. Nhưng, thực tế là chúng đang sợ hãi, đôi khi còn biểu thị sự giận dữ của trẻ với cha mẹ.
Lúc này, các mẹ hãy ôm con vào lòng, nhẹ nhàng trò chuyện để tìm hiểu nguyên nhân. Đừng vì nóng giận mà đánh con. Cha mẹ hãy nhớ, ở độ tuổi này, trẻ không đủ khả năng kiểm soát hành vi. Do đó, chính bản thân cha mẹ nên làm mẫu cho trẻ để học theo và dần có cách cư xử phù hợp.
Trẻ từ chối thực hiện mọi thứ
Nếu một ngày, các mẹ thấy con từ chối đánh răng, đeo ba lô... hay tờ chối mọi việc được giao, lúc này, bạn đừng vội quát tháo hay chỉ trích con lười biếng. Đơn giản là trẻ đang mệt mỏi khi bị yêu cầu làm việc. Bạn hãy để chúng nghỉ ngơi, đừng cố ép con học tập hay tham gia các hoạt động thể chất.
Cha mẹ không nên dùng quyền lực áp chế con mà để con tự sắp xếp thời gian làm việc. Ví như, bạn muốn con dọn nhà. Bạn hãy cho con lựa chọn thời điểm dọn, vào buổi trưa, chiều hoặc tối...
Trẻ dễ bị kích động
Mỗi khi thấy con khóc lóc, gào thét nhiều cha mẹ cảm thấy khủng hoảng và ức chế. Nhưng thực sự mọi chuyện không quá nghiêm trọng, lúc này, các mẹ chỉ cần làm một động tác đơn giản là giải quyết được. Ví như, cho chúng một chiếc cốc màu hồng, thay vì màu xanh.
Cha mẹ cần lưu ý rằng, khi cảm xúc trở nên phức tạp, trẻ không có khả năng để xử lý chúng. Một sự thất vọng nhỏ cũng có thể khiến trẻ bực bội, làm to chuyện lên. Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ nên bình tĩnh, để trẻ biểu hiện cảm xúc, đồng thời giúp con hiểu hành xử như vậy không đúng và hướng dẫn con cách thể hiện cảm xúc.
Trẻ thích chạy vòng tròn, rượt đuổi người khác
Trẻ nhỏ thường không thích ngồi yên một chỗ mà luôn chạy vòng tròn quanh bố mẹ, hay thường xuyên đánh người khác vì chúng cần có thêm hoạt động thể chất. Biểu hiện này nhắc nhở cha mẹ nên dẫn con đi chơi, chạy nhảy, kết bạn với những bạn khác.
Do đó, khi thấy con có biểu hiện như vậy, cha mẹ nên kiểm tra lại thời gian biểu. Con có thể còn quá nhiều thời gian rảnh và không biết dành vào việc gì. Tổ chức buổi chơi chung với con nhà khác sẽ giúp chúng giải quyết tình trạng này.
Trẻ đánh bạn
Trẻ học cách kiểm soát các cảm xúc mạnh khi chúng giận dữ hoặc quá sức chịu đựng. Trong khi đó, kỹ năng thích nghi và giao tiếp chưa phát triển trước năm 5 tuổi. Vì thế, trẻ có thể đánh người khác khi quá lo lắng và tức giận.
Cách hành xử này còn có thể do trẻ bị ảnh hưởng từ bố mẹ và người xung quanh. Vì thế nếu thấy trẻ thường xuyên cư xử hung bạo, bố mẹ cần nhìn nhận lại bản thân và xem xét những người gần gũi trẻ, xem có ai hay cư xử như vậy hay không.
Ảnh: Brightside