"Hay ra dẻ quá" là gì mà khiến nhiều người trẻ thích thú?

Từ một khẩu ngữ Nam Bộ khá phổ biến, "ra dẻ" bỗng nhiên trở thành cơn sốt mới của trên mạng xã hội và được nhiều bạn trẻ vô cùng yêu thích.

Thời gian gần đây, cụm từ "hay ra dẻ quá à" liên tiếp xuất hiện trên mạng xã hội và được nhiều bạn trẻ vô cùng yêu thích.

"Ra dẻ" thật ra chính là cách phát âm theo giọng Nam bộ của từ "ra vẻ". Đây là một khẩu ngữ khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày, dùng để chỉ hành vi cư xử, thể hiện những thứ mà bản thân không có hoặc chưa đủ. Ví dụ: "ra vẻ" ta đây, "ra vẻ" giàu có.

Dù không phải từ ngữ mới, "ra dẻ" bỗng trở nên phổ biến kể từ tháng 8. Từ này bắt nguồn từ câu nói "mắng yêu" của Lê Dương Bảo Lâm dành cho 5 người anh em còn lại trong chương trình "2 Ngày 1 Đêm" đang rất được yêu thích trên mạng xã hội.

hay ra de le duong bao lam 11                       "Hay ra dẻ" là cụm từ Lê Dương Bảo Lâm dùng để mắng yêu các thành viên.

Xuyên suốt 12 tập của chương trình, nam danh hài liên tục có phát ngôn này để bình luận về việc người khác trông rất tự tin nhưng lại thực hiện thử thách thất bại. Từ đó, đây trở thành câu cửa miệng của anh mỗi khi tham gia vào hoạt động của nhóm.

Dương Lâm dùng nhiều đến nỗi trong tập Jun Phạm làm khách mời, nam ca sĩ phải "quạo" mà góp ý: "Có một miếng 'ra dẻ' mà bạn dùng từ sáng đến giờ", Dương Lâm liền phản bác: "Nhưng mà khán giả thích cái miếng đó của tôi, họ cười rần rần".

hay ra de le duong bao lam 21                                Jun Phạm từng "bức xúc" vì Dương Lâm nói quá nhiều từ "ra dẻ".

Nhiều khán giả đùa vui rằng thật ra slogan của chương trình không phải là "2 Ngày 1 Đêm, tự do - tự lo" mà chính là "ra dẻ". Tuy nhiên, không riêng gì Dương Lâm, nhiều thành viên khác trong chương trình cũng thường xuyên nhắc tới từ "ra dẻ" khiến dân tình nhiều phen cười nghiêng ngả.

Đáng chú ý, câu cửa miệng của Lê Dương Bảo Lâm còn bất ngờ lọt top những từ khóa thịnh hành (khoảng thời gian từ 23/08 - 29/08).

Bên cạnh đó, từ này còn xuất hiện trên mạng xã hội dưới nhiều hình thức khác do giới trẻ cố tình viết sai chính tả, như "da zẻ", "ra dẽ"...

Đây không phải từ khẩu ngữ đầu tiên Gen Z biến tấu thành teencode của mình. Trước đó, nhiều từ được sáng tạo mà không tuân theo bất kỳ quy tắc nào như "chếc gồi" (chết rồi), "gòi song" (rồi xong)...