Hé lộ bí mật về loại cây sống trong bùn lầy, tất cả các bộ phận đều là “thần dược”

Chuyên gia chỉ ra, trong các loại cây cỏ thực vật, rất hiếm có loại cây nào như sen, tất cả các bộ phần đều dùng làm thuốc và đều toàn năng.

Tất cả mọi bộ phận của sen đều được sử dụng trong y học cổ truyền của người Ấn Độ. Hạt sen và rễ sen được sử dụng trong y học chữa bệnh ayurvedic của người Ấn Độ. Hạt sen và củ sen có công dụng lớn trong việc điều trị nhiều loại bệnh.

Trong 100 gram củ sen chứa: Calories: 74 cal; Chất xơ: 13%; Không chứa cholesterol; Vitamin C: 73%; Giàu hàm lượng đồng và sắt; Hàm lượng chất béo thấp; Chứa hỗn hợp vitamin B; Giàu chất khoáng và protein.

Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3), tất cả các bộ phận của cây sen đều được tận dụng làm thành thuốc tốt cho sức khoẻ. Cụ thể:

Ngó sen: Ngó sen hay còn gọi là liên ngẫu chứa asparagin 2% acginin, trigonelin, tyrocin, ete photphoric, glucoza, vitamin C. Ngó sen được dùng làm thức ăn, thuốc cầm máu. Trường hợp đi ngoài ra máu, tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, máu cam, tử cung xuất huyết dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Đời sống - Hé lộ bí mật về loại cây sống trong bùn lầy, tất cả các bộ phận đều là “thần dược”

Tất cả mọi bộ phận của sen đều được sử dụng trong y học cổ truyền của người Ấn Độ (Ảnh minh họa)

Quả sen: Trong y học cổ truyền, hạt sen hay còn gọi là thạch liên tử, quả màu xanh, nhẵn, hình bầu dục, dài 1,7-2,5cm, đường kính 0,6-1,2cm. Hạt quả màu trắng, dài 1,3-1,5m, đường kính 5-6mm, 2 lá mầm dày mập màu trắng bên trong có tâm sen màu xanh. Thạch liên tử thường dùng chữa lỵ, cấm khẩu với liều từ 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Quả sen nếu bóc lấy hạt sẽ được liên nhục hay liên tử. Trong liên nhục có nhiều tinh bột, trigonelin, đường (raffinoza), protit 16,6%, chất béo 2%, cacbon hydrat 62%, canxi 0,089%, photpho 0,285%, sắt (Fe) 0,0064%.

Theo bác sĩ Vũ, hạt sen có tác dụng điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hoá kém, tiêu chảy mãn tính, mất ngủ, hồi hộp, huyết trắng, bệnh da liễu, chứng hôi miệng, rong kinh, phong, viêm mô, ung thư, sốt và bệnh tim. Ngoài ra còn được sử dụng làm thuốc chống nôn và ngộ độc, thuốc giải độc, lợi tiểu và thanh nhiệt.

Đời sống - Hé lộ bí mật về loại cây sống trong bùn lầy, tất cả các bộ phận đều là “thần dược” (Hình 2).

Ảnh minh họa

Đế hoa sen: Gương sen (đế hoa) hay liên phòng được sử dụng trong y học cổ truyền để cầm máu. Bột hạt sen trộn với mật ong có tác dụng điều trị ho.

Trong liên phòng chứa protit 4,9%, chất béo 0,6%, cacbon hydrat 9%, carotin 0,00002%, nuclein 0,00009%, vitamin C 0,017%.

Gương sen làm thuốc cầm máu, dùng chữa bệnh đại tiện ra máu, bệnh băng đới. Ngày dùng 15-30g dưới dạng thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ liên phòng vị đắng, chát, tính ôn, vào 2 kinh can và tâm bào. Nó có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, dùng chữa ứ huyết bụng đau, đẻ xong nhau chưa ra, băng huyết, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó khăn.

Tâm sen: chữa tâm phiền (hâm hấp sốt khó chịu), ít ngủ, tim hồi hộp, huyết áp cao, thổ huyết. Ngày dùng 2-4g dạng thuốc sắc, hãm hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Tua sen: chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, mất ngủ. Ngày dùng 5-10g, sắc nước uống.

Lá sen: Lá sen dùng công dụng giống như gương sen. Tài liệu cổ ghi chép lại lá sen vị đắng tính bình, vào 3 kinh can, tỳ, vị. Là sen tác dụng thăng thanh tán ứ, thanh thử hành thủy. Nhiều người dùng chữa thử thấp tiết tả, thủy chí phù thũng, lôi đầu phong, nôn ra máu, máu cam, băng trung huyết lỵ.

Củ sen: Theo bác sĩ Vũ củ sen chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể. Trong 100g thịt củ cung cấp 4,9g hoặc 13% lượng chất xơ hàng ngày. Các chất xơ giúp đỡ giảm cholesterol trong máu, đường, trọng lượng cơ thể và táo bón.

Củ sen nhiều vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ chữa lành vết thương, loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có hại ra khỏi cơ thể.

Đời sống - Hé lộ bí mật về loại cây sống trong bùn lầy, tất cả các bộ phận đều là “thần dược” (Hình 3).

Củ sen nhiều vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Ảnh minh họa

Ngoài ra, củ sen nhiều khoáng chất như đồng, sắt, kẽm, magiê và mangan.

* Một số bài thuốc tiêu biểu từ sen:

1. Chữa tiêu hóa kém ở trẻ em, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, phân sống, gầy yếu, phù thũng, vàng da:

Hạt sen 4g, bạch truật 12g (sao tẩm), phục linh 6g, nhân sâm 8g, thục địa 4g, chích thảo 3g, gừng nướng 3 lát, táo ta 2 quả. Sắc uống trong ngày.

2. Hỗ trợ chữa sốt xuất huyết:

Lá sen, ngó sen (hoặc cỏ nhọ nồi), rau má, mỗi vị 30g; bông mã đề 20g. Nếu có xuất huyết, tăng thêm cuống, lá, ngó sen lên 40g. Sắc uống ngày 1 thang.

3. Thuốc bổ tỳ giúp ăn ngủ ngon, đại tiểu tiện dễ dàng:

- Hạt sen, hà thủ ô đỏ, hoài sơn, ý dĩ, cỏ xước râu mèo, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

- Hạt sen 16g, sâm bố chính 12g, hoài sơn 12g. Tán bột hoàn viên với mật ong, uống mỗi 20-30g.

Lam Anh (t/h theo VTC News, Sức Khỏe& Đời Sống)