Mẹ nghi con gái lớp 3 mang thai vì bụng to bất thường, đi khám bác sĩ kết luận 5 chữ khiến mẹ gục ngã

Người mẹ không tin con gái lại rơi vào hoàn cảnh đáng thương này.

Mọi sự thay đổi, biểu hiện lạ xuất hiện trên cơ thể trẻ không phải là tự nhiên mà chắc chắn con đang gặp vấn đề gì đó, đặc biệt có thể liên quan đến sức khỏe bé. Thế nên làm bố mẹ, phụ huynh tuyệt đối đừng chủ quan, hay bỏ qua điều này. Đừng để rơi vào hoàn cảnh giống như người mẹ trẻ sau.

Theo Sohu đưa tin, chị Bạch có một cô con gái đang học lớp 3, từ nhỏ đứa trẻ rất ngoan và có thành tích học tập tốt. Đến dạo gần đây, chị bỗng phát hiện bụng con gái dường như ngày càng to ra. Lúc đầu, nghĩ rằng con mình tăng cân nên chị cũng không quá để ý, nhưng khi nhận thấy chỉ có bụng con to lên, còn những bộ phận khác trên cơ thể thì vẫn bình thường. Chị đã ngay lập tức đưa con đến bệnh viện để kiểm tra vì nghi ngờ đứa trẻ có thể đang mang thai. 

Tuy nhiên sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ đưa ra kết luận, chỉ với 5 chữ mà khiến chị Bạch sốc đến nỗi ngã quỵ, “cháu bị u quái thai”. Bác sĩ nhanh chóng giải thích với người mẹ rằng khối u quái thai không phải là dấu hiệu mang thai, mà là trong cơ thể đứa trẻ có một số tế bào mầm nguyên thủy sẽ phân hóa thành tóc, răng, xương,... giống như thai nhi, vì vậy nó được gọi là khối u quái thai. Đó là khối u, nhưng không phải là ác tính và có thể phẫu thuật cắt bỏ.

Bác sĩ cũng trấn an chị Bạch rằng khối u ở vị trí tốt, vì vậy ca phẫu thuật sẽ dễ dàng hơn. Bệnh viện đã từng gặp khối u ở não như thế này trước đây, và ca phẫu thuật khó khăn hơn nhiều, vì vậy con gái chị đã khá may mắn. Sau khi nghe bác sĩ nói, chị Bạch mới thở phào nhẹ nhõm và nhanh chóng sắp xếp cho con nhập viện để phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Cha mẹ cần lưu tâm khi thấy bụng con phình to bất thường?

Theo bác sĩ nhi khoa, sự xuất hiện của các khối u bên trong là nguyên nhân chính khiến phần bụng của các em bé phình to bất thường. Nếu không được phát hiện kịp thời, khối u đó sẽ phát triển nhanh chóng và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Hầu hết những khối u ở trẻ em đều là loại u lành tính và tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn nhiều so với người trưởng thành. Ví dụ với u nguyên bào trong gan, trong trường hợp khối u không di căn, tỉ lệ chữa khỏi bệnh cho trẻ có thể lên tới hơn 95%.

Theo các chuyên gia, các bé dưới 3 tuổi là đối tượng có nguy cơ xuất hiện khối u tương đối cao. Số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhi Đại học Chiết Giang cho thấy trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có khối u chiếm đến 60%.

Hầu hết những khối u của trẻ đều tồn tại từ thời kỳ phôi thai. Vì thế, các bác sĩ khuyên phụ nữ có thai cần đi khám định kỳ đầy đủ trước khi sinh. Đồng thời, cha mẹ cần đưa trẻ, đặc biệt các bé dưới 3 tuổi đi kiểm tra sức khỏe và tiến hành siêu âm phần bụng để sớm phát hiện ra vấn đề không ổn.

Căn bệnh u quái thai ở trẻ nhỏ là như thế nào?

Căn bệnh u quái thai ở trẻ nhỏ, hay còn gọi là teratoma, là một loại khối u hình thành từ các tế bào gốc trong quá trình phát triển thai nhi. Khối u này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở vùng xương cụt, buồng trứng hoặc tinh hoàn. Điều đặc biệt về u quái thai là nó có thể chứa nhiều loại mô khác nhau, như tóc, da, và thậm chí là răng, khiến cho nó trở nên khác biệt so với các loại khối u khác.

Triệu chứng của bệnh thường bắt đầu với sự xuất hiện của một khối u bất thường, có thể cảm nhận được ở bụng hoặc các vùng khác. Trẻ có thể cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu, đặc biệt nếu khối u lớn hoặc nằm ở vị trí gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí của khối u, trẻ có thể gặp phải những triệu chứng khác như khó khăn trong việc đi lại hoặc cảm giác không thoải mái.

Việc chẩn đoán u quái thai thường được thực hiện thông qua siêu âm, giúp xác định vị trí và kích thước của khối u. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện MRI hoặc CT scan để có cái nhìn rõ hơn về cấu trúc của khối u và các mô xung quanh.

Điều trị u quái thai thường chủ yếu là phẫu thuật, nhằm loại bỏ khối u một cách triệt để. Sau phẫu thuật, trẻ cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo không có dấu hiệu tái phát. Tiên lượng cho trẻ em mắc bệnh này thường tốt nếu khối u được phát hiện và điều trị kịp thời, nhưng việc theo dõi liên tục là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

KIỀU TRANG