1. Rượu
Rượu chứa nhiều thành phần không tốt, chẳng hạn như đường, khiến vi khuẩn phát triển mạnh. Ngoài ra, rượu sẽ gây ra rất nhiều áp lực lên gan, can thiệp vào khả năng phục hồi của cơ thể khi bị cảm cúm.
2. Đồ ngọt
Ăn nhiều đường có thể ức chế hệ thống miễn dịch. Lượng đường tăng lên có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, có thể tạo ra tình trạng viêm trong cơ thể. Vì vậy, hãy hạn chế tiêu thụ đồ ngọt cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn.
3. Thực phẩm chế biến sẵn
Không phải mọi loại thực phẩm chế biến sẵn đều là lựa chọn tồi nhưng một số món chứa nhiều muối, đường, chất béo. Tất cả các thành phần đó đều trì hoãn quá trình chữa lành bệnh của bạn. Trong danh sách này có các loại nước ngọt, ngũ cốc ăn sáng, xúc xích, thịt nguội. Bạn hãy tạm loại chúng ra khỏi chế độ ăn cho tới khi khỏi bệnh.
4. Thức ăn cay
Các loại đồ ăn cay, nóng không nên sử dụng cho người bị ốm, cúm. Những thực phẩm này sẽ khiến tắc nghẽn đường tiêu hóa, co thắt đường ruột, trào ngược dịch vị và axit dạ dày, làm cho người bênh có cảm giác buồn nôn và không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng phục hồi cơ thể.
5. Đồ uống có caffein
Caffein có nhiều trong cà phê và nước soda. Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose. Chưa kể caffeine khiến tỉnh táo trong một thời gian ngắn, cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi và cảm cúm không được trị dứt điểm.
6. Thực phẩm giàu protein
Khi bị cảm cúm, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa hoặc quá thiếu năng lượng. Khi bị cảm cúm, nạp nhiều thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua, cá… khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.
Linh Chi (T/h) - Người Đưa Tin