Im lặng để cảnh cáo
Đàn ông sợ đàn bà nói nhiều, nhưng càng sợ đàn bà im lặng hơn. Đây chính là lời cảnh cáo đáng sợ nhất mà đàn ông phải đối mặt. Đàn bà giận hờn mà khóc lóc, cằn nhằn còn may mắn bởi vẫn dễ dỗ dành, nhưng một khi im lặng thì đàn ông nên chột dạ đi là vừa.
Tôi từng nghe đâu đó câu chuyện, chị này phát hiện chồng ngoại tình, chỉ nói với anh một câu duy nhất “Em đọc điện thoại của anh và đã biết tất cả” rồi hoàn toàn im lặng. Mỗi tối chị cố tình đi làm về rất muộn, mặc chồng cơm nước chăm con, về đến nhà là khóa cửa chơi với con trong phòng. Chị không dọn dẹp nhà cửa, cơm nước chu toàn như xưa nữa, cũng bắt đầu thay đổi đầu tóc, cách ăn mặc.
Sau chuỗi ngày dài chịu đựng sự im lặng của vợ, cuối cùng anh cũng phát điên nói: “Em phạt anh thế nào cũng được, đừng im lặng nữa, anh không chịu đựng nổi”. Chị vỏn vẹn: “Anh chăm con tốt hơn rồi đấy, mình ly hôn đi!” rồi lại rơi vào im lặng.
Chưa lúc nào anh sợ phải chia tay chị như khi này, giờ đây anh mới thấy những cảm giác chung đụng với người thứ ba chỉ là trò ngu xuẩn, bồng bột. Giờ đây anh mới biết cần vợ thế nào và chỉ mong chị khóc lóc trách hờn cho anh nhẹ lòng…
Lặng im để đối phương có cơ hội sửa sai
Những khi nóng giận, mâu thuẫn chẳng ai có đủ bình tĩnh để nói những lời dễ nghe, để nói những lời khiến đối phương vừa lòng. Vì biết “giận quá mất khôn” nên đàn bà khôn sẽ giữ im lặng khi vợ chồng cự cãi. Họ không lời qua tiếng lại, càng không đôi co to tiếng với chồng.
Lúc này, đàn bà khôn nhún nhường để chồng được phần hơn về mình, để anh ấy “xả” hết những tức giận, uất ức trong lòng. Họ chờ đến khi chồng bình tĩnh, chờ đến khi đối phương nhận ra mình đã sai mà lân la làm lành, xin lỗi nàng mới trút hết lòng mình, phân tích phải quấy đúng sai.
Im lặng để được tôn trọng
Đàn bà không không nói lời thừa thãi, không để đàn ông xem nhẹ lời nói của mình. Họ biết cái gì nên nói, lúc nào nên nói, khi nào, lúc nào nên im lặng.
Khi biết chồng đang khó chịu, mệt mỏi, áp lực với hàng tá chuyện công việc, chuyện xã hội, bạn bè ngoài kia, có thể anh sẽ bớt quan tâm vợ, lười chia sẻ việc nhà với vợ nhưng vợ sẽ biết thấu hiểu mà im lặng, nhường cho anh không gian riêng để suy nghĩ.
Sự im lặng này không phải nhẫn nhịn, đó chính là khôn khéo, kiên nhẫn, tinh ý và khôn ngoan. Đó là sự tôn trọng chồng, cũng là cách khiến chồng phải tôn trọng mình. Đàn ông có thể vô tâm, nhưng chắc chắn sẽ nhận ra được cái im lặng có chủ ý của đàn bà. Họ sẽ cực kỳ trân trọng sự im lặng chừng mực và tinh tế này từ người phụ nữ của mình.
Lặng im để buông tay
Một cuộc tình có thể dễ dàng kết thúc bằng lời chia tay, nhưng hôn nhânlại không đơn giản như thế. Lúc này, đấy là trách nhiệm giữa gia đình hai bên, là trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau, là cuộc ly hôn trước tòa.
Thế nên, một khi đàn bà đã cạn tình cạn nghĩa, khi đã đớn đau đến tận cùng, khi đã tuyệt vọng với chính con tim mình họ sẽ quyết định dừng lại. Và sự im lặng, chính là bước chuẩn bị, là dấu hiệu của mong muốn chấm dứt cuộc hôn nhân thất bại.
Theo Phụ Nữ Today