Từ 1/10, áp dụng quy định mới về thu phí sử dụng đường bộ

Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định mức thu phí đường bộ được quy định cụ thể cho từng loại xe với mức từ 130.000/tháng cho đến 1.430.000 đồng/tháng.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2021 và thay thế Thông tư số 293/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Theo phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 70/2021/TT-BTC, biểu mức thu phí được quy định như sau:

Loại phương tiện chịu phí

Mức thu (nghìn đồng)

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh.

130

390

780

1.560

2.280

3.000

3.660

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ.

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

1.430

4.290

8.580

17.160

25.050

32.950

40.240

Lưu ý, mức thu của 1 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 1 tháng trong bảng nêu trên.

Mức thu của 1 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 1 tháng trong bảng nêu trên.

Thời gian tính phí theo biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước (số tiền phải nộp = mức thu 1 tháng x số tháng phải nộp của chu kỳ trước).

Khối lượng toàn bộ là khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.

Đối với xe đăng kiểm lần đầu, thời điểm tính phí sử dụng đường bộ tính từ ngày phương tiện được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm.

Hiện phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô vận tải hành khách vẫn đang được giảm 30%, phí đối với xe tải và xe đầu kéo giảm 10% so với các mức thu hiện hành đến hết ngày 31/12, để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Đối với xe cải tạo chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu từ tổ chức sang cá nhân và ngược lại thì mức thu phí tính từ ngày chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu theo giấy đăng ký mới của xe.

Khi thu phí, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp theo quy định của bộ Tài chính về hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.

Thêm trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ

Theo đó, các trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ với người nộp phí cho các phương tiện được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư 70/2021/TT-BTC.

So với quy định cũ tại Điều 3 Thông tư 293/2016/TT-BTC, quy định mới đã bổ sung một số loại xe được miễn phí sử dụng đường bộ là xe ô tô đặc chủng gồm xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng, chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe ô tô đặc chủng khác.

Đồng thời, các đối tượng chịu phí là phương tiện giao thông cơ giới đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, có giấy chứng nhận kiểm định) gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự.

Trông khi đó, quy định tại Điều 2 Thông tư 293/2016/TT-BTC chỉ yêu cầu xe phải chịu phí sử dụng đường bộ có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe gồm xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự.

Bên cạnh đó, các loại xe không phải chịu phí sử dụng đường bộ Thông tư 70/2021/TT-BTC vẫn được giữ nguyên như Thông tư 293/2016/TT-BTC gồm: Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai; Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên; Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.

Trường hợp xe ô tô không phải chịu phí sử dụng đường bộ đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ô tô bị hủy hoại; bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe không tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ.

H.H - Người Đưa Tin Pháp Luật