5 thực phẩm người bệnh hen suyễn nên kiêng không phải ai cũng biết

Bệnh nhân hen suyễn không nên ăn gì được xem là băn khoăn của rất nhiều người khi mắc phải bệnh lý hô hấp này. Dưới đây là 5 loại thực phẩm mà bạn cần tránh để đảm bảo tốt cho sức khỏe .

Bệnh hen suyễn 

Hen suyễn là một loại bệnh dị ứng đường hô hấp. Khi bị dị ứng, lớp niêm mạc phế quản sưng phồng lên, thu hẹp đường hô hấp làm bệnh nhân khó thở. Các cơ bao quanh đường hô hấp cũng có thể bị co thắt làm cho việc hô hấp càng trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân cảm thấy ngực như bị lấp lại, thở ra rất khó, kèm theo theo có tiếng khò khè, ho. Bệnh nhân không nằm ngửa được mà phải ngổi há miệng để thở. Nếu bệnh nặng thì mồ hôi vã ra đầm đìa, môi lưỡi tím, người bứt rứt vật vã…

Cơn hen kéo dài thời gian 10-15 phút hoặc dài hơn, sau đó giảm dần. Cơn thường phát vào ban đêm, lúc trời trở lạnh, thời tiết thay đổi, hoặc cơn phát theo chu kỳ.

Những tác nhân dị ứng thường là phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, các nha bào nấm, các loại vi khuẩn, các loại khói gây ô nhiễm không khí, các loại dược phẩm...Ngoài ra, các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như tôm, cua, trứng, thịt bò, thịt gà cá trích, cá ngừ, tôm, sò lông, nhộng tằm, măng tre, đậu phộng, hạt điều, giá đậu, trái thơm (dứa), bia, rượu … 

Một số yếu tố khác như thần kinh căng thẳng, nội tiết tố thay đổi, thời tiết, khí hậu, môi trường ẩm ướt… đều có ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn.

Để giảm tình trạng bệnh hen suyễn nên có một chế độ tập luyện thể dục thể thao vừa sức, luyện khí công, yoga, thái cực quyền, xoa bóp cơ thể hàng ngày, cũng rất có ích cho người bị hen suyễn.

Đồng thời, nên giữ cho mình một tâm thái nhẹ nhàng, không lo âu, căng thẳng quá mức.

Thực phẩm nên kiêng khi bị hen suyễn

Trái cây sấy khô

Nhiều loại trái cây sấy khô có sulfite, đó là chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm và là một trong các chất phụ gia trong thực phẩm không có lợi cho nhiều người bị bệnh hen suyễn.

Nên chú ý đọc các từ như "kali bisulfit" và "sodium sulfite" trên những gói quả sấy khô như quả anh đào hoặc quả mơ, tránh dùng những loại quả đóng gói này ở bệnh nhân hen suyễn, vì chúng có thể gây ra đợt kịch phát của bệnh hen suyễn.

Rượu hay bia

Nhiều loại rượu vang và bia cũng chứa chất sulfite, không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng histamine trong rượu vang có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.

Thực phẩm ngâm chua

Hãy tránh xa các loại thực phẩm ngâm nếu bạn có phản ứng với sulfite. Sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao mà bệnh nhân hen suyễn cần tránh. Nước nho, rượu chất và một số loại nước giải khát cũng có chứa chất này.

Dưa chuột muối

Dưa chuột muối thường chứa chất bảo quản sulfite. Sulfite cũng thường có mặt trong các loại thực phẩm lên men khác như dưa bắp cải chẳng hạn. Thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn có thể thay thế bằng salad.

Các loại nước cam

Đứng đầu danh sách cần tránh xa này là các loại nước cam, chanh đóng chai với hàm lượng các chất phụ gia, hương liệu nhân tạo và hóa chất cao.Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước giải khát làm từ chanh tươi để chúng mang lại sự tươi mới và giúp bạn thư giãn, hỗ trợ các cơ trong đường thở tốt hơn.

Trúc Chi t/h