Bán miếng đất 2 tỷ, mẹ chồng "keo kiệt" bất ngờ cho con dâu 500 triệu, biết lý do tôi mừng thầm

Nhờ con trai mà gia đình tôi hời được số tiền lớn.

Người lớn có thể biết nói dối, nhưng trẻ nhỏ thì không. Chúng rất rõ ràng trong việc thể hiện sự yêu ghét, ai được trẻ thương chứng tỏ người đó cũng quan tâm đến nó và ngược lại.

Tôi có một cậu con trai 6 tuổi, năm nay chính thức bước vào lớp 1 tiểu học. Từ nhỏ đến lớn, vì bố mẹ bận công việc nên con chủ yếu sống cùng ông bà ngoại. Ông bà trực tiếp chăm lo cháu trai, nhìn cách thằng bé quý ông bà, tôi cũng đoán được phần nào mối quan hệ tốt đẹp của họ và ông bà đã dành tình yêu thương cho cháu ra sao.

Ảnh minh hoạ

Khác với bố mẹ chồng, con trai tôi lại không có sự gắn kết với ông bà nội giống như ông bà ngoại. Đơn giản vì bố mẹ chồng tôi là người khó tính, lại khá keo kiệt. Ông bà rất hiếm khi chiều hay đáp ứng điều gì cho cháu mỗi khi đứa trẻ sang nhà chơi, đó là lý do dễ hiểu tạo sao họ không được lòng cháu trai.

Hôm nay, bố mẹ chồng làm một buổi tiệc nhỏ đón Tết Trung thu đoàn viên, dĩ nhiên ông bà rất muốn có sự góp mặt của gia đình chúng tôi, dẫu sao họ cũng chỉ có 2 người con và chồng tôi là em út, còn gia đình chị chồng thì đã sang nước ngoài định cư. Sáng sớm, mẹ chồng gọi điện bảo vợ chồng tôi đưa cháu trai về chơi. Tuy nhiên, con trai tôi lại kịch liệt chống đối, nó muốn sang nhà ông bà ngoại chứ không muốn sang ông bà nội.

Thấy vậy, tôi đã dỗ con và sau một hồi thuyết phục thì con trai tôi cũng đồng ý theo bố mẹ. Nào ngờ trong lúc gia đình đang ăn cơm cùng nhau, con trai tôi lại liên tục hối thúc bố mẹ đi về. Trước thái độ của cháu trai, mẹ chồng tôi có chút khó chịu và đã lên tiếng hỏi cháu có chuyện gì mà lại muốn về sớm như thế.

Con trai tôi không một chút do dự mà đáp lời khiến tôi và chồng không kịp trở tay, thằng bé thẳng thắn nói mình muốn về để sang ông bà ngoại đón Tết Trung thu cùng ông bà. Nghe đến đây, không diễn tả thì nhiều người cũng đoán được biểu cảm của bố mẹ chồng ra sao. Sau đó, mẹ chồng tiếp tục hỏi cháu trai “thích bà nội hay bà ngoại hơn”, và dĩ nhiên con trai tôi đã chọn bà ngoại.

Ảnh minh hoạ

Có vẻ rất chạnh lòng với đáp án của cháu trai nhưng mẹ chồng vẫn muốn nghe lý do, và con trai tôi đã nhanh chóng phân tích rằng vì ông bà nội không chiều nó, không quan tâm chăm sóc nó giống như ông bà ngoại. Nhận được đáp án của cháu cũng là lúc bữa tiệc rơi vào trầm lắng.

Sang mấy ngày sau, tôi đột nhiên thấy mẹ chồng thay đổi 180 độ. Điều còn sốc hơn là bà bất ngờ chuyển vào tài khoản tôi 500 triệu, và gọi điện nói với tôi đây là số tiền bà bán đất được 2 tỷ nên cho gia đình tôi để vài tháng nữa làm nhà. Chuyện này đã có trong dự định và vợ chồng tôi cũng đã bàn với nội ngoại 2 bên, thế nhưng thời điểm trước đây chỉ có bên ngoại là hỗ trợ gia đình tôi hết lòng, còn bố mẹ chồng thì chọn cách im lặng từ đó đến nay!

Tôi nghĩ thầm trong lòng, không lẽ vì câu nói ngây thơ của cháu trai mà mẹ chồng tôi mới trở nên như vậy. Không chỉ cho số tiền “khủng”, mẹ chồng còn bắt đầu sắm sửa quần áo, đồ ăn rồi mang sang nhà tôi cho cháu, chủ động giúp tôi đưa đón thằng bé đi học mỗi khi vợ chồng bận công việc, điều mà từ trước đến nay bà chưa từng làm.

Tâm sự từ độc giả nhiquach…@gmail.com

Thực tế tình huống như câu chuyện trên vốn không hiếm xảy ra trong nhiều gia đình. Như đã nói trước đó, trẻ nhỏ rất nhạy cảm và có thể nhận biết được ai thương mình hay ai ghét mình. Tuy nhiên để dạy con đúng đắn thì khi bố mẹ rơi vào trường hợp con cái hỏi: “Tại sao con phải hiếu thảo với bà nội, trong khi bà ngoại là người nuôi dưỡng con", bố mẹ nên giải thích cho các con hiểu, ông bà là người sinh ra bố mẹ, dù không chăm sóc con nhưng có công ơn nuôi dưỡng bố mẹ, phận làm con cháu sống hiếu thuận, đạo đức với ông bà là điều cần làm.

Ngoài ra, bố mẹ nên có thái độ với bà nội - bà ngoại như nhau, thay vì một bên biết ơn, một bên oán hận, sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ. Tuyệt đối không hỏi trẻ những câu như "Con thích bà ngoại hơn hay bà nội hơn", như vậy vô tình sẽ hình thành sự so sánh, phân biệt đối xử trong lòng trẻ.

Theo chuyên gia, trong trường hợp con dành tình yêu thương có sự phân biệt, thì cha mẹ cần xem lại, xem mình cũng đang có sự phân biệt như vậy với bên nội hay bên ngoại không. Nếu câu trả lời là có, thì cha mẹ cần điều chỉnh điều đó trước ở mình. 

Tiếp đến là hãy năng đưa con về chơi với cả ông bà đôi bên để con gần gũi, gắn kết với ông bà. Kể cho con nghe những điều tốt đẹp về cả ông bà nội ngoại, ví dụ như việc ông bà sinh ra cha mẹ thế nào, ông bà nuôi nấng cha mẹ thế nào, chăm sóc các cháu ra sao, ….từ đó hình thành tình yêu và sự biết ơn của con cháu với ông bà 2 bên.

Tuy nhiên những quan điểm này chỉ mang tính chất tương đối. Trên thực tế còn tùy thuộc vào sự khác biệt của mỗi người (tính tình, khí chất…) và mối quan hệ trong từng gia đình mà những điều trên có thể ngược lại. Và dù thế nào,  bậc cha mẹ hãy hướng con cái của mình ghi nhận, biết ơn và đánh giá cao tình yêu, sự quan tâm và sự chăm sóc của cả ông bà ngoại và ông bà nội dành cho mình. 

TRANG TRI