Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới ra đời như thế nào?

Louise Brown là đứa trẻ “sinh ra trong ống nghiệm” đầu tiên trên thế giới giờ đã 43 tuổi và là mẹ của 2 con.

Vào ngày 25/7/1978, Louise Brown, em bé đầu tiên được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm đã ra đời tại Bệnh viện Đa khoa Oldham and District ở Manchester, Anh, đánh đấu một bước phạt triển mới của nền y học thế giới.

Đời sống - Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới ra đời như thế nào?

Louise chào đời trong niềm hạnh phúc của cha mẹ.

Mẹ của Louise từng trầm cảm vì không thể có con. Suốt 9 năm, bà Lesley cố gắng mang thai mà vô ích bởi bị tắc nghẽn ống dẫn trứng. Cùng thời điểm ấy, nhà khoa học Robert Edwards cùng đồng nghiệp Patrick Steptoe và Jean Purdy đang nghiên cứu kỹ thuật thụ tinh trứng ngoài tử cung (IVF).

Theo đó, với khát khao sinh con, tháng 11/1977, vợ chồng nhà Lesley quyết định tham gia thử nghiệm. Sau chín tháng mang thai, ngày 25/7/1978, Lesley chuyển dạ. Truyền thông cả thế giới sôi sục. Tờ Time khi ấy gọi là "ca sinh nở được chờ đợi nhất trong khoảng 2.000 năm".

Trên thực tế trước bà Lesley, bác sĩ Edwards từng thụ tinh nhân tạo cho 282 phụ nữ song chỉ năm người mang bầu và không ai sinh nở thành công. Thế nhưng, may mắn đã mỉm cười với gia đình Lesley. Louise đã chào đời khoẻ mạnh bằng phương pháp mổ lấy thai và có cân nặng khoảng 2,6 kg, mở ra một hy vọng mới cho hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.

Đời sống - Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới ra đời như thế nào? (Hình 2).

Louise Brown là người đầu tiên trên giới được sinh ra nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh: DM.

Thời điểm đó, để chứng minh không bịa đặt tình trạng của bệnh nhân, đội ngũ y tế quay phim quá trình Lesley mổ đẻ và cho thấy rõ hình ảnh ống dẫn trứng bị tổn thương. Vì lý do này, một số người lên án vợ chồng Lesley công khai quá mức thời khắc con gái chào đời. "Cha mẹ tôi đâu còn lựa chọn khác. Nếu giấu kín, mọi người sẽ xì xào có gì không ổn", Louise lý giải. "Các ông Edwards và Steptoe cần công khai ca sinh nở. Nếu tôi xảy ra chuyện gì, IVF sẽ kết thúc".

"Em bé ống nghiệm" cũng khẳng định dù khá kín tiếng, mẹ cô sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho nhóm nhà khoa học để bày tỏ lòng biết ơn. "Không lâu trước khi qua đời, mẹ tôi bảo rằng nếu không nhờ IVF, bà sẽ chẳng còn ai bên cạnh", Louise tâm sự. "Cho đến cuối đời, mẹ vẫn tự hào về con người cũng như những gì bản thân đã làm".

Đời sống - Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới ra đời như thế nào? (Hình 3).

Tháng 12/2006, “em bé ống nghiệm” Louise Brown cũng đã sinh một cậu con trai, Cameron John Mullinder. Em bé này là kết quả của thụ thai hoàn toàn tự nhiên. 

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là biện pháp hỗ trợ sinh sản được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lựa chọn và giúp biến ước mơ của họ thành sự thật. IVF là từ viết tắt của In vitro fertilization trong đó “in vitro” là “trong kính” - là thuật ngữ tiếng Latinh chỉ những gì xảy ra trong môi trường phòng thí nghiệm. Ngày nay, IVF là phương thức thụ tinh nhân tạo được công nhận, được khoảng 5% các cặp bố mẹ sử dụng. Hàng triệu trẻ em được ra đời thành công bằng phương pháp này và những “đứa trẻ trong ống nghiệm” phát triển bình thường như trẻ sơ sinh nhờ thụ thai tự nhiên.

Sự ra đời không theo phương pháp truyền thống của Louise đã từng gây ra nhiều cuộc tranh cãi trên khắp thế giới về vấn đề đạo đức trong nhiều năm. Louise Brown cho biết: “Nhiều năm sau, bố mẹ tôi vẫn nhận được hàng chục lá thư mỗi ngày và không ít trong số đó là những lời lăng mạ thậm tệ”.

Đời sống - Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới ra đời như thế nào? (Hình 4).

Louise và em gái có con một cách tự nhiên và sống cuộc đời bình dị, hạnh phúc. Ảnh: Daily Mail.

Bốn năm sau đó, em gái của Louise sinh năm 1982 là người thứ 40 trên thế giới ra đời bằng phương pháp IVF giống chị mình. Hành trình tương tự cũng đang từng ngày diễn ra với các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày nay nhưng nhờ những người tiên phong như cha mẹ của Louise Brown, con đường này đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đến nay, việc thụ thai trong ống nghiệm đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Theo Người Đưa Tin